Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục cấp lại giấy miễn thị thực
1. Người bị mất, bị hỏng, hết hạn hoặc có nhu cầu điều chỉnh nội dung trong giấy miễn thị thực được cấp lại giấy miễn thị thực.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực, kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai);
c) Giấy miễn thị thực, nếu bị mất phải có đơn báo mất;
d) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực.
3. Người đang cư trú ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài xem xét, giải quyết theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này.
4. Người nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực đang tạm trú tại Việt Nam nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp cấp lại giấy miễn thị thực rời, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp tạm trú bằng thời hạn chứng nhận tạm trú đã cấp tại cửa khẩu.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực, kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).
- Giấy miễn thị thực, nếu bị mất phải có đơn báo mất.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực
1. Giấy miễn thị thực bị thu hồi, hủy bỏ nếu phát hiện người được cấp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực đối với người đang ở nước ngoài;
b) Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực đối với người đang tạm trú tại Việt Nam;
c) Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực tại cửa khẩu.
3. Trình tự thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực
a) Các cơ quan nêu tại Khoản 2 Điều này lập biên bản; đóng dấu hủy vào giấy miễn thị thực loại dán, thu hồi giấy miễn thị thực loại rời nếu phát hiện trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực;
b) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài không có điều kiện thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực thì gửi văn bản về Cục Quản lý xuất nhập cảnh để chỉ đạo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thực hiện; thông báo cho người bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực biết lý do.
4. Người bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực không được hoàn trả lệ phí.
Như vậy theo quy định trên trình tự thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
- Các cơ quan nêu tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 82/2015/NĐ-CP lập biên bản; đóng dấu hủy vào giấy miễn thị thực loại dán, thu hồi giấy miễn thị thực loại rời nếu phát hiện trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài không có điều kiện thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực thì gửi văn bản về Cục Quản lý xuất nhập cảnh để chỉ đạo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thực hiện; thông báo cho người bị thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực biết lý do.
Thời hạn của giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định nhưu sau:
Thời hạn, giá trị và hình thức của giấy miễn thị thực
1. Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
2. Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.
3. Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:
a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
c) Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
d) Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;
đ) Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
4. Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.
Như vậy theo quy định trên giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?