Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp nào?
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội (hoặc các hình thức khác tương đương) được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Các tổ chức xúc tiến thương mại quy định tại Khoản 1 Điều này không bao gồm thương nhân nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được thành lập nhiều hơn 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có Điều lệ hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm Mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
- Người đứng đầu và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy phép.
- Việc tuyển dụng và bổ nhiệm người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 28/2018/NĐ-CP do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cho phép tổ chức xúc tiến thương mại thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc văn bản, tài liệu chứng minh về quyền thành lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài của tổ chức.
- Bản sao Giấy phép thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
- Bản sao Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
- Điều lệ hoặc quy chế hoạt động dự kiến của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài trong 01 năm gần nhất.
- Văn bản bổ nhiệm và lý lịch của người đứng đầu, lý lịch của các nhân sự thuộc Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Bản sao không cần chứng thực của hợp đồng, thỏa thuận hoặc các giấy tờ liên quan về địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp sau:
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 28/2018/NĐ-CP.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 28/2018/NĐ-CP.
- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không đầy đủ.
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc danh sách bị áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương kiểm định xây dựng mới nhất? Hướng dẫn trình tự thực hiện kiểm định xây dựng theo Thông tư 10?
- Thế nào là diện tích đất công nghiệp? Diện tích đất công nghiệp được dùng với mục đích gì theo Nghị định 32?
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thuộc thẩm quyền của ai?
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt có phải là khu phi thuế quan không? Bảo đảm quốc phòng, an ninh là điều kiện để thành lập khu kinh tế?
- Mẫu Đề cương quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng mới nhất? Tải mẫu Đề cương quan trắc công trình?