Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm có:
Ngoài hồ sơ đã gửi theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp (chủ thể phát hành trái phiếu) đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ nộp bổ sung cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
- Các văn bản theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP nếu có bất kỳ điều chỉnh nào so với văn bản đã nộp trước đây.
- Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp cho khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (bản chính).
- Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công (trường hợp nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP) (bản sao có chứng thực).
- Đề án phát hành trái phiếu (bản chính) được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung nêu tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP, đồng thời bổ sung:
+ Kế hoạch, thời điểm phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của dự án (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
+ Tổng khối lượng phát hành được chia theo kỳ hạn trái phiếu và thời điểm phát hành trên cơ sở tiến độ triển khai và giải ngân của dự án.
+ Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của Đối tượng được bảo lãnh về việc bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
- Văn bản phê duyệt đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bản chính).
- Giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) về chứng khoán và thị trường chứng khoán cấp.
- Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đã được kiểm toán theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP (bản sao có chứng thực).
- Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam về tình hình tín dụng của Đối tượng được bảo lãnh (bản in có đóng dấu của ngân hàng cung cấp thông tin).
- Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 91/2018/NĐ-CP (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
- Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên (đối với công ty cổ phần).
- Các thông tin bổ sung phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu để đầu tư dự án (Thiết kế cơ sở được duyệt, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thuyết minh về công nghệ, thiết bị của dự án đầu tư).
- Kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm cho dự án đầu tư kèm theo hồ sơ chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu để tham gia tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.
- Các văn bản chứng minh dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Tải về mẫu phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cấp bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định quy định về cấp bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản phát hành trái phiếu sau khi đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục sau:
+ Ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho toàn bộ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2018/NĐ-CP. Hợp đồng thế chấp tài sản được điều chỉnh sau khi kết thúc toàn bộ các đợt phát hành phù hợp với giá trị trái phiếu được bảo lãnh.
+ Cung cấp cho Bộ Tài chính bản sao chứng thực Hợp đồng bảo hiểm tài sản thế chấp.
+ Mở tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ, thông báo số tài khoản của tài khoản dự án và toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản cho Bộ Tài chính.
+ Báo cáo Bộ Tài chính kết quả mỗi đợt phát hành trái phiếu để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế (cấp Thư bảo lãnh) trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành.
- Thư bảo lãnh được cấp kể từ ngày đối tượng được bảo lãnh hoàn thành các thủ tục tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 91/2018/NĐ-CP và trong vòng 05 ngày làm việc sau khi Bộ Tài chính nhận được báo cáo kết quả của mỗi đợt phát hành. Thư bảo lãnh cấp cho mỗi đợt phát hành được lập thành 05 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
- Bộ Tài chính quyết định việc cấp thêm số bản chính cho các cơ quan có liên quan không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 91/2018/NĐ-CP nếu cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định và thông báo thực hiện đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1. Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung và quy trình áp dụng cho khoản vay trong nước và nước ngoài quy định tại Điều 15 Nghị định này. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nội dung Thư bảo lãnh cùng với báo cáo kết quả thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
...
Như vậy theo quy định trên Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?