Hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư gồm những gì?
- Hướng dẫn đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư gồm những gì?
- Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu?
Hướng dẫn đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư như thế nào?
Tại Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 321/QĐ-BKHĐT năm 2024 có nêu rõ trình tự đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
- Bước 1: Đăng ký thông tin nhà thầu, nhà đầu tư
+ Nhà thầu, nhà đầu tư đăng ký các thông tin của đơn vị mình trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ https://muasamcong.mpi.gov.vn (Hệ thống);
+ Nhà thầu, nhà đầu tư in đơn đăng ký từ Hệ thống; gửi đính kèm Hồ sơ đăng ký theo quy định trên Hệ thống.
- Bước 2: Nhận kết quả xử lý Hồ sơ đăng ký và thông tin tải khoản đăng nhập của Tổ chức tham gia Hệ thống qua thư điện tử.
Cách thức thực hiện:
- Nhà thầu, nhà đầu tư nhập thông tin đăng ký được hình thành trên Hệ thống và nộp Hồ sơ đăng ký trên Hệ thống theo Hướng dẫn sử dụng.
Hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư gồm những gì?
Tại Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 321/QĐ-BKHĐT năm 2024 có nêu rõ hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 đối với nhà thầu, nhà đầu tư gồm:
- Tổ chức nộp Hồ sơ đăng ký trên Hệ thống gồm các tài liệu sau:
+ Đơn đăng ký hình thành trên Hệ thống được ký, đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của tổ chức;
+ Giấy ủy quyền (nếu có);
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các tài liệu tương đương khác trong trường hợp tổ chức không có tên trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Cá nhân nộp Hồ sơ đăng ký trên Hệ thống gồm các tài liệu sau:
+ Đơn đăng ký hình thành trên Hệ thống được ký bởi cá nhân đăng ký;
+ Bản chụp hộ chiếu hoặc tài liệu tương đương đối với cá nhân mang quốc tịch nước ngoài.
Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
.....
11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;
c) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu. Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:
Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu);
d) Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp này.
Theo như quy định trên, chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm
Lưu ý: Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)
Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27 lớp 4? Nhận xét học bạ các môn học Lớp 4 theo Thông tư 27 ra sao?
- Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 theo Thông tư 22 dễ hiểu, chi tiết? Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 thế nào?
- Quy định gương chiếu hậu xe máy 2025 đáng chú ý tại Nghị định 168? Lỗi không gương xe máy 2025 phạt bao nhiêu?
- Mẫu lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27? Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27 năm học 2024-2025?
- Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?