Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất 2023? Mức bồi thường bảo hiểm là bao nhiêu?
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
5. Vản bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được xác định theo nội dung nêu trên. Cụ thể:
Hồ sơ | Chủ thể thu thập |
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm. - Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao). - Vản bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ. - Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại. | Bên mua bảo hiểm |
Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. | Doanh nghiệp bảo hiểm |
Theo đó, đối với hồ sơ do bên mua bảo hiểm thu thập, bên mua bảo hiểm sẽ gửi cho gửi doanh nghiệp bảo hiểm.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất 2023? Mức bồi thường bảo hiểm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phí bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và mức khấu trừ bao hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ (trừ cơ sở hạt nhân) được xác định như sau:
(1) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:
Căn cứ mức độ rủi ro của từng có sở, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Ảnh chụp 1 phần bảng tỷ lệ:
> Tải toàn bộ Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm Tại đây
(2) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên:
Mức phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận.
Trong đó:
- Việc thỏa thuận được dựa trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận.
- Mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng x 75% tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
Cơ sở hạt nhân thì thực hiện mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với cơ sở hạt nhân do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận.
Theo đó, quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm được thỏa thuận trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?