Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
- Trách nhiệm thu thập tài liệu của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng như thế nào?
- Bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo nguyên tắc nào?
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
+ Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
- Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm những gì theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thu thập tài liệu của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
....
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo như quy định trên, trách nhiệm thu thập tài liệu của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
- Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu:
+ Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
+ Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản
+ Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu: Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
Bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng như sau:
Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại Nghị định này.
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tổn thất công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
- Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
- Thông báo ngay cho cơ quan Công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tổ chức kinh tế có được tích tụ đất nông nghiệp thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?