Hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở hiện nay tối đa là bao nhiêu?
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở hiện nay tối đa là bao nhiêu?
- Cơ chế thanh toán hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo như thế nào?
- Mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài là bao nhiêu?
Hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở hiện nay tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Thông tư 55/2023/TT-BTC, quy định như sau:
Mức hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ
1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, khả năng cân đối ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40.000.000 đồng/hộ gia đình đối với xây mới nhà ở và 20.000.000 đồng/hộ gia đình đối với sửa chữa nhà ở theo quy định khoản 1 Điều 9 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg.
2. Điều kiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40.000.000 đồng/hộ gia đình đối với xây mới nhà và 20.000.000 đồng/hộ gia đình đối với hộ gia đình sửa chữa nhà theo quy định.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở hiện nay tối đa là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Cơ chế thanh toán hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Thông tư 55/2023/TT-BTC, quy định về cơ chế thanh toán hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo như sau:
Căn cứ danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở và mức hỗ trợ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thanh toán như sau:
- Đối với hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở:
Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng; 30% còn lại sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình xây mới nhà ở;
- Đối với hộ gia đình thực hiện sửa chữa nhà ở:
Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hộ gia đình đã hoàn thành từ 30% khối lượng công việc; 30% còn lại giải ngân sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình sửa chữa nhà ở.
Mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về nội dung và mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ
1. Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài được quy định như sau:
- Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề: Theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC;
- Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học;
- Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày;
- Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng;
- Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 600.000 đồng/người;
- Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
- Chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
+ Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh; mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: Mức chi cho đối tượng không được miễn phí thực hiện theo quy định tại Thông tư 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;
+ Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;
+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?