Hình thức và nội dung xét tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2024 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP như thế nào?
Hình thức và nội dung xét tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2024 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP như thế nào?
Ngày 01/3/2024, Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông báo 992/TB-BTP Tại đây thông báo tuyển dụng công chức Bộ Tư pháp năm 2024 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP.
Cụ thể theo Thông báo 992/TB-BTP quy định Hình thức và nội dung xét tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2024 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP như sau:
Về hình thức tuyển dụng: Thực hiện tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Về Nội dung xét tuyển: Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
- Vòng 1: Xét kết quả học tập và nghiên cứu (nếu có) của người dự tuyển đảm bảo theo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại mục I của Thông báo 992/TB-BTP. Người dự tuyển có hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẽ được tham dự vào vòng 2.
- Vòng 2: Phỏng vấn về trình độ, chuyên môn của người dự tuyển theo yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển (kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển).
- Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn).
Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
Hình thức và nội dung xét tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2024 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định người trúng tuyển vào Bộ Tư pháp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Thông báo 992/TB-BTP 2024 quy định việc xác định người trúng tuyển như sau:
- Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
+ Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, thì người có kết quả điểm phỏng vấn Vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển;
++ Nếu kết quả điểm phỏng vấn Vòng 2 bằng nhau thì người có trình độ đào tạo cao hơn là người trúng tuyển;
++ Nếu trình độ đào tạo bằng nhau thì người có giải thưởng cá nhân cao hơn theo thứ tự quy định tại khoản 1.3 Thông báo 992/TB-BTP là người trúng tuyển;
++ Nếu giải thưởng cá nhân bằng nhau thì người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển;
++ Nếu điểm học tập bằng nhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển;
++ Nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định người trúng tuyển.
Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2024 có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Mục V Thông báo 992/TB-BTP hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2024 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP gồm có:
Hồ sơ dự tuyển (đựng trong túi đựng hồ sơ) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ và danh mục thành phần tài liệu gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ) Tại đây
- Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.
+ Các văn bằng, bảng điểm, bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.
+ Trong trường hợp bằng tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nước ngoài không ghi rõ loại khá, giỏi, xuất sắc thì bổ sung các tài liệu chứng minh kết quả học tập của người dự tuyển đạt loại khá, giỏi, xuất sắc theo xếp loại của trường (ví dụ bảng đánh giá xếp loại của trường; thư xác nhận của trường là đạt loại khá, giỏi, xuất sắc...).
+ Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp: Có bản công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trường hợp văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người dự tuyển phải nộp các tài liệu chứng minh văn bằng được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định.
+ Trong trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển, người dự tuyển đang chờ kết quả công nhận văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nộp bản sao Phiếu hẹn trả kết quả công nhận và bổ sung bản công nhận văn bằng trước ngày xét tuyển.
Lưu ý: Trường hợp trước ngày xét tuyển chính thức, thí sinh chưa bổ sung bản công nhận văn bằng theo quy định thì sẽ không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn và không được tham dự xét tuyển.
- Giấy xác nhận kết quả rèn luyện các năm học của bậc đại học (trong trường hợp bảng điểm kết quả học tập không thể hiện).
- Bằng khen, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền công chúng hoặc chứng thực chứng minh đạt giải cá nhân trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc đại học đáp ứng quy định tại mục I.3 Thông báo 992/TB-BTP.
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.
- 03 phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của người nhận.
Lưu ý: Mỗi người dự tuyển chỉ đăng ký vào 01 vị trí việc làm cần tuyển dụng. Nếu người dự tuyển đăng ký vào từ 02 vị trí trở lên hoặc trường hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì sẽ bị hủy kết quả tuyển dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?