Hình thức bồi thường cho chủ sở hữu nhà chung cư trong phương án bồi thường, tái định cư được quy định ra sao tại Luật Nhà ở 2023?
- Hình thức bồi thường cho chủ sở hữu nhà chung cư trong phương án bồi thường, tái định cư được quy định ra sao tại Luật Nhà ở 2023?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư?
- Trường hợp có quyền sở hữu nhà ở thì việc bố trí nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện như thế nào?
Hình thức bồi thường cho chủ sở hữu nhà chung cư trong phương án bồi thường, tái định cư được quy định ra sao tại Luật Nhà ở 2023?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 70 Luật Nhà ở 2023 quy định về nguyên tắc lập phương án bồi thường, tái định cư như sau:
Nguyên tắc lập phương án bồi thường, tái định cư
...
7. Hình thức bồi thường cho chủ sở hữu nhà chung cư được ghi rõ trong phương án bồi thường, tái định cư theo quy định sau đây:
a) Đối với nhà chung cư quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này thì chủ sở hữu nhà chung cư được lựa chọn hình thức bồi thường bằng nhà ở phục vụ tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền tương đương với giá trị nhà ở phục vụ tái định cư trong trường hợp không có nhu cầu nhận nhà ở tái định cư;
b) Đối với nhà chung cư không thuộc quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không đóng góp kinh phí để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất có nhà chung cư theo tỷ lệ phần quyền sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm lập phương án bồi thường, tái định cư và phải chuyển giao quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 59 của Luật này thì chủ sở hữu nhà chung cư được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất và giá trị còn lại của căn hộ theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy theo quy định trên thì hình thức bồi thường cho chủ sở hữu nhà chung cư trong phương án bồi thường, tái định cư được quy định như sau:
- Đối với nhà chung cư được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về trước thì chủ sở hữu nhà chung cư được lựa chọn hình thức bồi thường bằng nhà ở phục vụ tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền tương đương với giá trị nhà ở phục vụ tái định cư trong trường hợp không có nhu cầu nhận nhà ở tái định cư;
- Đối với nhà chung cư được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về sau mà chủ sở hữu nhà chung cư không đóng góp kinh phí để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất có nhà chung cư theo tỷ lệ phần quyền sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm lập phương án bồi thường, tái định cư và phải chuyển giao quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 thì chủ sở hữu nhà chung cư được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất và giá trị còn lại của căn hộ theo quy định của Chính phủ.
Hình thức bồi thường cho chủ sở hữu nhà chung cư trong phương án bồi thường, tái định cư được quy định ra sao tại Luật Nhà ở 2023? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư như sau:
Nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo thẩm quyền và kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện đúng phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Như vậy theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư.
Trường hợp có quyền sở hữu nhà ở thì việc bố trí nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 72 Luật Nhà ở 2023 thì đối với trường hợp có quyền sở hữu nhà ở thì việc bố trí nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
- Trường hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư tại chỗ theo phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
- Đối với nhà chung cư được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về trước thì các chủ sở hữu nhà chung cư được bồi thường theo hệ số K được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023.
- Đối với nhà chung cư được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về sau thì các chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp nhà chung cư thuộc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 62 Luật Nhà ở 2023.
Lưu ý: Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được thỏa thuận nộp theo tiến độ dự án hoặc nộp một lần sau khi bàn giao căn hộ và được xác định trong phương án bồi thường, tái định cư.
- Trường hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt không tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Nhà ở 2023.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Vừa qua, đã có dự thảo đề xuất Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024. Nếu Dự thảo được thông qua thì Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?