Hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải là viên chức lãnh đạo? Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng trường phổ thông công lập?
- Hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải là viên chức lãnh đạo?
- Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng trường phổ thông công lập ra sao?
- Hiệu trưởng các trường phổ thông công lập cần đáp ứng yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân nào?
- Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng trường trung học thuộc về ai?
Hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải là viên chức lãnh đạo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, 3 Luật Viên chức 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
....
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT sắp có hiệu lự thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đều quy định:
Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
a) Hiệu trưởng;
b) Phó hiệu trưởng.
Như vậy, theo quy định hiện hành, Hiệu trưởng trường phổ thông công lập là viên chức quản lý thực hiện công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành các công việc ở nhà trường.
Hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải là viên chức lãnh đạo? (Hình ảnh từ Internet)
Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng trường phổ thông công lập ra sao?
Căn cứ theo Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn cách tính phụ cấp khi tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023.
Phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng trường phổ thông công lập được quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT.
Cơ sở giáo dục | Phân loại trường | Hệ số phụ cấp | Mức hưởng từ 01/7/2023 (đồng) |
Trường trung học phổ thông | + Trường hạng I | 0,70 | 1,260,000 |
+ Trường hạng II | 0,60 | 1,080,000 | |
+ Trường hạng III | 0,45 | 810,000 | |
Trường trung học cơ sở | + Trường hạng I | 0,55 | 990,000 |
+ Trường hạng II | 0,45 | 810,000 | |
+ Trường hạng III | 0,35 | 630,000 | |
Trường tiểu học | + Trường hạng I | 0,50 | 900,000 |
+ Trường hạng II | 0,40 | 720,000 | |
+ Trường hạng III | 0,30 | 540,000 | |
Trường mầm non | + Trường hạng I | 0,50 | 900,000 |
+ Trường hạng II | 0,35 | 630,000 |
Hiệu trưởng các trường phổ thông công lập cần đáp ứng yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng các trường phổ thông công lập cần đáp ứng:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. - Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Nghị định số 71/2020/NĐ-CP); hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo (Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT). |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý (theo quy định). |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). - Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý. - Đạt chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân. - Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường. - Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. |
Các yêu cầu khác | - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao. - Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục phổ thông tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục phổ thông. - Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục phổ thông, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục phổ thông theo từng giai đoạn hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục. - Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. |
Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng trường trung học thuộc về ai?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?