Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Quy định mới nhất về trường phổ thông dân tộc bán trú là quy định nào?
Quy định mới nhất về trường phổ thông tộc bán trú hiện nay là Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 06/02/2023.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm:
- Tổ chức và quản lý nhà trường;
- Hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú;
- Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh bán trú;
- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
- Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền sau:
- Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc.
- Phối hợp với chính quyền, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền sau:
1. Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.
2. Chỉ đạo, điều hành công việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo phân công của hiệu trưởng.
3. Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú được thực hiện theo Điều lệ của trưởng phổ thông.
Bên cạnh đó, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú còn có 03 nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.
- Chỉ đạo, điều hành công việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo phân công của hiệu trưởng.
- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?