Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có bao nhiêu phụ lục?
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có bao nhiêu phụ lục?
Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009 có nêu rõ các phụ lục của hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc bao gồm:
Phụ lục 1: | MẪU BIÊN BẢN SỬA CHỮA CỘT MỐC TẠI VỊ TRÍ CŨ SỐ … |
Phụ lục 2: | MẪU BIÊN BẢN KHÔI PHỤC HOẶC XÂY DỰNG LẠI CỘT MỐC TẠI VỊ TRÍ CŨ SỐ … |
Phụ lục 3: | MẪU BIÊN BẢN GHI NHẬN CỘT MỐC SỐ … BỊ HƯ HỎNG, BỊ DỊCH CHUYỂN HOẶC BỊ MẤT KHÔNG THỂ KHÔI PHỤC, XÂY DỰNG LẠI ĐÚNG VỊ TRÍ CŨ |
Phụ lục 4: | MẪU BIÊN BẢN KHÔI PHỤC, XÂY DỰNG LẠI CỘT MỐC SỐ …. BỊ HƯ HỎNG, BỊ DỊCH CHUYỂN HOẶC BỊ MẤT TẠI VỊ TRÍ MỚI |
Phụ lục 5: | MẪU CÔNG HÀM THÔNG BÁO THIẾT BỊ BAY TIẾN HÀNH BAY TRONG PHẠM VI 25KM TÍNH TỪ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VỀ PHÍA BÊN MÌNH |
Phụ lục 6: | MẪU CÔNG HÀM XIN PHÉP THIẾT BỊ BAY VƯỢT QUA BIÊN GIỚI VÀO LÃNH THỔ BÊN KIA |
Phụ lục 7: | MẪU GIẤY THÔNG HÀNH XUẤT, NHẬP CẢNH VÙNG BIÊN GIỚI |
Phụ lục 8: | DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÙNG BIÊN GIỚI |
Phụ lục 9: | ĐOẠN QUẢN LÝ CỦA ĐẠI DIỆN BIÊN GIỚI |
Phụ lục 10: | MẪU THƯ ỦY NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN VÀ PHÓ ĐẠI DIỆN BIÊN GIỚI |
Phụ lục 11: | MẪU THẺ TRỢ LÝ, THƯ KÝ, PHIÊN DỊCH, NHÂN VIÊN LIÊN LẠC CỦA ĐẠI DIỆN BIÊN GIỚI |
Phụ lục 12: | MẪU THẺ QUA LẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC CÓ GIÁ TRỊ MỘT LẦN |
Phụ lục 13: | MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO THƯ CỦA ĐẠI DIỆN BIÊN GIỚI |
Phụ lục 14: | MẪU BIÊN BẢN BẢN GIAO NGƯỜI XUẤT, NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP |
Phụ lục 15: | MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO GIA SÚC (GIA CẦM) VƯỢT QUA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI |
Phụ lục 16: | MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO THI THỂ NGƯỜI |
Phụ lục 17: | MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN |
Phụ lục 18: | ĐIỀU LỆ CỦA ỦY BAN LIÊN HỢP BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC |
Như vậy, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009 có 18 phụ lục.
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có bao nhiêu phụ lục?
Đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định theo các văn kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009 có nêu rõ đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định theo các văn kiện:
- Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 30 tháng 12 năm 1999;
- Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ” ký ngày 25 tháng 12 năm 2000;
- Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 10 tháng 10 năm 2006;
- Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày tháng năm 2009;
- Các văn kiện kiểm tra liên hợp có hiệu lực do hai Bên ký kết.
Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Chính sách của Nhà nước về biên phòng
1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
2. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
4. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
5. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
6. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Như vậy, hiện nay, về biên phòng, Nhà nước có những chính sách nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?