Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ là gì? Phân cấp đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2022/TT-BNV quy định như sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ là tập hợp những chỉ tiêu thống kê để thu thập thông tin thống kê phục vụ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển ngành Nội vụ qua từng thời kỳ; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về ngành Nội vụ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin; là căn cứ để xây dựng chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ bao gồm những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo bồi dưỡngcán bộ, công chức, viên chức; thanh tra ngành Nội vụ; tổ chức phi chính phủ; hợp tác quốc tế ngành Nội vụ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo và văn thư, lưu trữ nhà nước.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ bao gồm:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ (Phụ lục I)
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ (Phụ lục II)
Như vậy theo quy định trên hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ là tập hợp những chỉ tiêu thống kê để thu thập thông tin thống kê phục vụ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển ngành Nội vụ qua từng thời kỳ; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về ngành Nội vụ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ là gì? Phân cấp đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân cấp như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BNV quy định như sau:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
- Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Tổ chức hành chính là gì?
Căn cứ tại Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BNV định nghĩa tổ chức hành chính như sau:
Tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hành chính bao gồm những gì?
Căn cứ tại Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BNV quy định tổ chức hành chính bao gồm:
- Các tổ chức hành chính do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý.
- Các tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ (gọi tắt là bộ), gồm:
+ Văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của bộ.
+ Văn phòng, thanh tra (nếu có), vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục (sau đây gọi tắt là tổng cục).
+ Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, thanh tra, vụ (nếu có), cục và tổ chức tương đương thuộc bộ.
+ Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, cục và tổ chức tương đương thuộc tổng cục.
+ Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc bộ (gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc bộ).
+ Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc tổng cục (gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc tổng cục).
+ Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc bộ.
+ Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục.
- Các tổ chức hành chính của cơ quan thuộc Chính phủ (nếu có).
+ Tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
- Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh), gồm:
+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi tắt là sở).
+ Văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của sở.
+ Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở.
+ Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Văn phòng, phòng, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Các tổ chức hành chính ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp huyện), gồm:
+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi tắt là phòng cấp huyện).
+ Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thông tư 09/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 30/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?