Hành vi lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Hành vi lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Linh Trang đến từ Thái Nguyên.

Hành vi lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
b) Không hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
c) Không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống;
d) Không báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền đối với việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người và khám sức khỏe định kỳ đối với người hiến bộ phận cơ thể người.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngân hàng mô hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người của cơ sở y tế;
c) Lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người;
b) Lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy theo quy định trên hành vi lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại (trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người) bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng lên đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân mức phạt này sẽ gấp đôi nếu tổ chức vi phạm (theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Hành vi lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:

Điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
1. Cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơ thể người, gây mê, hồi sức sau ghép được cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa;
b) Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên người;
c) Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép;
d) Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép;
đ) Có đơn vị ghép thực nghiệm;
e) Có phòng xét nghiệm;
g) Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận;
h) Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép;
i) Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; điều kiện của cơ sở y tế lấy, ghép mô; trình tự, thủ tục cho phép cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế lấy, ghép mô hoạt động.

Như vậy theo quy định trên cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơ thể người, gây mê, hồi sức sau ghép được cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa.

- Thứ hai, có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên người.

- Thứ ba, có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép.

- Thứ tư, có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép.

- Thứ năm, có đơn vị ghép thực nghiệm.

- Thứ sáu, có phòng xét nghiệm.

- Thứ bảy, có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận.

- Thứ tám, có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép.

- Cuối cùng, có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép.

Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:

Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

Như vậy theo quy định trên việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp sau đây:

- Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.

- Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006.

- Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

Người hiến bộ phận cơ thể
Hiến xác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiến xác có cần sự đồng ý của gia đình không? Đã đăng ký hiến xác nhưng đổi ý có quyền hủy bỏ đơn đăng ký không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Ngoài ra còn được hưởng những quyền lợi nào nữa không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết có được hưởng chi phí hỗ trợ mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở không?
Pháp luật
Bộ phận cơ thể người là gì? Muốn đăng ký hiến xác cho ngành khoa học thì liên hệ cơ quan nào?
Pháp luật
Trình tự thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người phải điều trị ngay sau khi hiến mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế ra sao?
Pháp luật
Người đã hiến bộ phận cơ thể phải điều trị ngay sau khi phẫu thuật thì chi phí điều trị này do ai chi trả?
Pháp luật
Người hiến tạng bộ phận cơ thể được hỗ trợ tiền ăn khi đi khám sức khỏe định kỳ là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người đủ điều kiện hiến bộ phận cơ thể người bày tỏ nguyện vọng về hiến bộ phận cơ thể của mình với ai?
Pháp luật
Môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không? Người dưới 18 tuổi có được hiến bộ phận cơ thể người không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể muốn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí thì nộp hồ sơ ở cơ quan nào? Hồ sơ gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người hiến bộ phận cơ thể
879 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người hiến bộ phận cơ thể Hiến xác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người hiến bộ phận cơ thể Xem toàn bộ văn bản về Hiến xác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào