Hành vi không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển là hành vi như thế nào?
Hành vi không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển là hành vi như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
...
2. Hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có một trong các vi phạm sau:
a) Không bố trí người có giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ tham gia quá trình vận chuyển;
b) Không bố trí người phụ trách ứng phó sự cố có chứng chỉ nhân viên bức xạ khi vận chuyển nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
...
Liên hệ tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
...
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của bên vận chuyển:
a) Không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ;
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;
đ) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển là hành vi của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có một trong các vi phạm sau:
- Không bố trí người có giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ tham gia quá trình vận chuyển;
- Không bố trí người phụ trách ứng phó sự cố có chứng chỉ nhân viên bức xạ khi vận chuyển nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BKHCN.
Hành vi không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển là hành vi như thế nào? (Hình từ internet)
Hành vi không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển bị phạt như thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
...
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của bên vận chuyển:
a) Không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ;
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;
đ) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
e) Vận chuyển kiện hàng, chuyển hàng chất phóng xạ vượt quá chỉ số vận chuyển theo quy định;
g) Vận chuyển chất phóng xạ trong điều kiện liều bức xạ tại buồng lái và tại chỗ người ngồi vượt quá quy định về an toàn bức xạ;
h) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
i) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt gấp 2 lần cá nhân.
Công việc bức xạ gồm có các hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về các hoạt động của công việc bức xạ gồm có như sau:
- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?