Hành vi chém người khác do có ý định muốn giết người nhưng chưa thành thì bị xử phạt như thế nào? Có bị phạt tù không?

Hành vi chém người nhằm mục đích muốn giết người nhưng chưa thành thì bị xử phạt như thế nào? Tôi có thắc mắc liên quan tới việc giết người nhưng không thành. Cụ thể là gần đây báo chí có đưa tin vụ chém người nhằm mục đích muốn giết người. Tuy nhiên, mục đích giết người không thành khi người đó chỉ bị thương và đang dần bình phục. Dù nạn nhân không chết thế nhưng bị thương nặng. Với hành vi chém người nhằm mục đích muốn giết người như vậy thì sẽ bị xử pháp luật Việt Nam xử phạt như thế nào? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Tội giết người được quy định như thế nào tại Bộ luật Hình sự?

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người cụ thể như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Giết 02 người trở lên;

- Giết người dưới 16 tuổi;

- Giết phụ nữ mà biết là có thai;

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

- Thuê giết người hoặc giết người thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Có tổ chức;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Thế nào là giết người không thành?

Hành vi giết người không thành là hành vi cố tình tước đi tính mạng của người khác, nhưng bằng một cách nào đó mà nạn nhân đã không chết theo mong muốn và nguyện vọng của người phạm tôi. Đây được xem là hành vi phạm tội chưa đạt. Căn cứ Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phạm tội không thành cụ thể như sau:

"Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt."

Giết người không thành

Giết người không thành

Hình phạt trong trường hợp giết người không thành

Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt trong trường hợp giết người không thành, hay còn gọi là trong trường hợp phạm tội chưa đạt cụ thể là:

"Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định."

Giết người không thành có được xem là tội cố ý gây thương tích không?


Giết người không thành

Cố ý gây thương tích

Mục đích phạm tội

Hành vi giết người không thành là hành vi mà người phạm tội thực hiện đối với nạn nhân nhằm mục đích cướp đi tính mạng của nạn nhân

Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi mà người phạm tội thực hiện nhằm mục đích muốn làm tổn hại đến thân thể và sức khỏe của nạn nhân

Cường độ tấn công

Đối với hành vi giết người không thành, cường độ tấn công sẽ nhanh và mạnh hơn so với cố ý gây thương tích. Lý do cho cường độ tấn công nhanh và mạnh hơn là vì người phạm tội có mục đích muốn giết nạn nhân, thế nên hành động của người phạm tội sẽ dứt khoát, nhanh và mạnh hơn nhằm mục đích muốn nạn nhân chết.

Về hành vi cố ý gây thương tích thì cường độ tấn công của người phạm tội sẽ nhẹ hơn vì mục đích của hành động ấy cũng chỉ muốn làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể của nạn nhân.

Vị trí tác động

Hành vi giết người không thành, người phạm tội sẽ lựa chọn những vị trí là điểm yếu trên cơ thể

Hành vi cố ý gây thương tích, người phạm tội sẽ chọn những vị trí không phải là chỗ nguy hiểm trên cơ thể, ví dụ như tay, chân,...

Yếu tố lỗi

Lỗi của hành vi giết người không thành là người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gây chết người

Lỗi của hành vi cố ý gây thương tích là người phạm tội cố ý đối với hậu quả là gây thương tích cho nạn nhân

Theo những phân tích trên, giết người không thành không được xem là tội cố ý gây thương tích.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nếu người nào phạm tội giết người không thành thì mức phạt dành cho hành vi giết người không thành ấy nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm và nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tự thú và đầu thú có gì giống và khác nhau? Người phạm tội giết người có được giảm án khi tự thú hoặc đầu thú hay không?
Pháp luật
Người 15 tuổi giết người thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Giết người có phải tội rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Vụ 'dì ghẻ' bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong: Cha ruột có được xem là đồng phạm của tội giết người không?
Pháp luật
Người dùng dao đâm chết Phó trưởng công an phường đang làm nhiệm vụ có thể bị phạt tù cao nhất là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chồng dùng kiếm đâm vợ tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người hay vô ý làm chết người?
Pháp luật
Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình về hành vi giết người không?
Pháp luật
Kali Xyanua là gì? Dùng Kali Xyanua để giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Một người trong tình trạng say xỉn giết người có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người trong tình trạng ngáo đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội giết người
6,774 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội giết người
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào