Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính sẽ bị xử phạt thế nào?
- Mức xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quy định thế nào?
- Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng hành chính?
Mức xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà người đó đang quản lý, lưu giữ;
b) Người làm chứng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;
c) Người làm chứng từ chối khai báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 78 của Bộ luật Tố tụng dân sự và điểm c khoản 2 Điều 62 của Luật Tố tụng hành chính.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc của Tòa án;
b) Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
c) Người giám định từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đe dọa, sử dụng vũ lực, gây mất trật tự hoặc có hành vi khác cản trở người có thẩm quyền tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của pháp luật;
c) Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng;
d) Không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa;
b) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;
c) Người giám định kết luận giám định sai sự thật;
d) Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Căn cứ vào hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thuộc trường hợp nào để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì cá nhân, tổ chức có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính sẽ chịu thêm hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Chú ý, mức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ bằng 02 lần cá nhân.
Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính sẽ bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 489 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án;
2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;
3. Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật;
4. Cố ý dịch sai sự thật;
5. Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng;
6. Cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do Bộ luật này quy định;
7. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
8. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;
9. Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa.
Như vậy, căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng hành chính?
Căn cứ vào Điều 318 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án.
2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng.
3. Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật.
4. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
5. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan.
6. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa.
7. Cản trở người tiến hành tố tụng xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của Luật này.
8. Cố ý dịch sai sự thật.
9. Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng hành chính để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đó.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?