Hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm ra sao?

Cho tôi hỏi: Hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm ra sao? - Câu hỏi của anh Phương (Gia Lai)

Hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
a) Hàng hóa xâm phạm là bộ phận, chi tiết (sau đây gọi là phần) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm và có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập;
b) Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành một phần của sản phẩm có thể lưu hành độc lập theo quy định tại điểm a khoản này thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.

Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được xác định là một phần hoặc toàn bộ sản phẩm có thể lưu hành độc lập có chứa yếu tố xâm phạm.

Hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm ra sao?

Hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm ra sao?

Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ra sao?

Việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 81 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, khoản 3 Điều 81 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan do cơ quan xử lý hành vi xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;
b) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;
c) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;
d) Giá nhập của hàng hóa xâm phạm.
3. Giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được tính theo phần (bộ phận, chi tiết) sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc tính theo giá trị của toàn bộ sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên. Trong đó, giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được tính theo phần (bộ phận, chi tiết) sản phẩm xâm phạm.

Trường hợp việc áp dụng các căn cứ nêu trên không phù hợp hoặc giữa cơ quan xử lý hành vi xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thì việc định giá do Hội đồng định giá quyết định.

Việc xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 82 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đối với hàng hóa sao chép lậu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
a) Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 83 của Nghị định này;
b) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 84 của Nghị định này;
c) Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Đối với hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa sao chép lậu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, thì cơ quan xử lý hành vi xâm phạm áp dụng các biện pháp buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ hàng hóa loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa và áp dụng các biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa sao chép lậu, hàng hóa xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa sao chép lậu, hàng hóa xâm phạm.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm quyết định áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này hoặc khi có yêu cầu của chủ thể quyền, buộc tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xâm phạm triệu hồi hàng hóa xâm phạm đã được đưa vào kênh phân phối của tổ chức, cá nhân đó để áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này hoặc biện pháp khác, nếu xét thấy thích hợp. Trong quá trình ra quyết định xử lý hành vi xâm phạm, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm có thể xem xét đề nghị của các bên liên quan về việc xử lý hành vi xâm phạm.

Như vậy, hiện nay, việc xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Quyền tác giả Tải về trọn bộ quy định hiện hành liên quan đến Quyền tác giả
Quyền liên quan Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền liên quan:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan mới nhất là mẫu nào? Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan?
Pháp luật
Tác phẩm cải biên có phải là tác phẩm phái sinh không? Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Trường hợp hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
Pháp luật
Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
Pháp luật
Quyền của tổ chức đối với cuộc biểu diễn là quyền liên quan đến quyền tác giả đúng không? Cuộc biểu diễn nào được bảo hộ quyền liên quan?
Pháp luật
Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ sở hữu quyền tác giả có được ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả của mình không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với Sơ đồ kiến trúc kèm hướng dẫn chi tiết điền mẫu tờ khai chuẩn nhất?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sơ đồ, bản vẽ liên quan đến công trình khoa học mới nhất? Hướng dẫn cách điền tờ khai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền tác giả
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,516 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền tác giả Quyền liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền tác giả Xem toàn bộ văn bản về Quyền liên quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào