Hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay là bao nhiêu? - Thắc mắc của anh Phơ (Lâm Đồng)

Thế nào là giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 107/2020/TT-BTC như sau:

Giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP là giao dịch mua bán lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư số 30/2019/TT-BTC. KBNN là bên mua trong giao dịch lần 1 và là bên bán trong giao dịch lần 2; KBNN sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP và nhận quyền sở hữu TPCP từ bên bán, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển quyền sở hữu khối lượng TPCP đó cho bên bán sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

Kết hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 30/2019/TT-BTC, giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là giao dịch mua bán lại trên hệ thống giao dịch. Trong đó:

- Một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu công cụ nợ đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2). Trong giao dịch mua bán lại, bên bán được hiểu là bên bán trong Giao dịch lần 1, bên mua được hiểu là bên mua trong Giao dịch lần 1.

- Kho bạc Nhà nước (KBNN) là bên mua trong giao dịch lần 1 và là bên bán trong giao dịch lần 2; KBNN sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP và nhận quyền sở hữu TPCP từ bên bán, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển quyền sở hữu khối lượng TPCP đó cho bên bán sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

Hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay là bao nhiêu?

Hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được chấp nhận giao dịch đối với trái phiếu Chính phủ được ra sao?

Điều kiện để được chấp nhận giao dịch đối với trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo Điều 5 Thông tư 107/2020/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/05/2023) như sau:

- Là trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán;

- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và được phép chuyển nhượng; không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch bảo đảm trong thời gian mua lại có kỳ hạn, kể từ ngày thanh toán giao dịch lần 1.

Hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 107/2020/TT-BTC có quy định về hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ như sau:

Hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP
1. Hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 64/2019/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 314/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý NQNN.
2. Hàng quý, chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được Bộ Tài chính phê duyệt hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP, KBNN thông báo tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong quý trên trang thông tin điện tử của KBNN.

Theo đó, dẫn chiếu đến nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 64/2019/TT-BTC có đề cập về hạn mức sử dụng ngân quỹ như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 314/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 314/2016/TT-BTC) như sau:
...
5. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại NHTM và mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ
a) Hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại NHTM và mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hàng quý tối đa không vượt quá khả năng NQNN tạm thời nhàn rỗi trong quý, trong đó:
- Hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại NHTM hàng quý tối đa là 50% tồn NQNN ước tính trong quý;
- Hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hàng quý tối đa là 10% tồn NQNN ước tính trong quý;
b) Tồn NQNN ước tính trong quý được xác định bằng trung bình cộng của tồn NQNN ước tính cuối mỗi tháng trong quý.”
b) Bổ sung Khoản 3 vào Điều 13 như sau:
“3. Trường hợp ngân sách trung ương có nhu cầu tạm ứng với khối lượng lớn hơn số dư NQNN tạm thời nhàn rỗi còn lại tại thời điểm phát sinh nhu cầu, KBNN thực hiện thu hồi trước hạn các khoản tiền đang gửi có kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu tạm ứng NQNN của ngân sách trung ương.”

Như vậy, kết hợp từ các quy định trên thì hạn mức sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay là tối đa 10% tồn ngân quỹ nhà nước ước tính trong quý.

Trái phiếu Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trái phiếu Chính phủ được niêm yết tại đâu?
Pháp luật
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ?
Pháp luật
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ có những hình thức nào?
Pháp luật
Giao dịch trái phiếu Chính phủ được thực hiện thông qua những loại hình nào? Báo cáo thống kê giao dịch trái phiếu Chính phủ sử dụng mẫu nào?
Pháp luật
Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được hạch toán thông qua loại tài khoản kế toán nào?
Pháp luật
Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Phương thức xác định kết quả đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Đối tượng nào được tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo hình thức gì?
Pháp luật
Đối tượng được mua trái phiếu Chính phủ phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước có bao gồm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?
Pháp luật
Để trở thành đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Có mấy loại hình giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán? Ngân hàng thương mại có thể làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trái phiếu Chính phủ
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
951 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trái phiếu Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trái phiếu Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào