Hạn mức giao đất và công nhận đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất ở thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
- Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tự khai hoang ở thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
- Hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở theo hạn mức giao đất ở ở thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
- Bảng phân loại các xã ở Thành phố Hà Nội được quy định ra sao?
Ngày 01/06/2017, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân, trong đó, hạn mức giao đất và công nhận đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như sau:
Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất ở thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
Theo Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản không quá 02 héc ta;
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc thuộc nhóm đất chưa sử dụng giao cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất không quá 05 héc ta.
Hạn mức giao đất và công nhận đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tự khai hoang ở thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
Theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức không quá 02 héc ta.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức không quá 05 héc ta.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vượt hạn mức quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích vượt hạn mức.
Hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở theo hạn mức giao đất ở ở thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND thì:
- Hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở theo hạn mức giao đất ở được quy định như sau:
Khu vực | Mức tối thiểu | Mức tối đa |
Các phường | 30 m2 | 90 m2 |
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn | 60 m2 | 120 m2 |
Các xã vùng đồng bằng | 80 m2 | 180 m2 |
Các xã vùng trung du | 120 m2 | 240 m2 |
Các xã vùng miền núi | 150 m2 | 300 m2 |
- Hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:
Các xã được phân loại để làm căn cứ xác định hạn mức giao đất ở công nhận quyền sử dụng đất ở đối với từng vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Lưu ý: Hạn mức giao đất ở quy định tại Điều này không áp dụng cho trường hợp mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng một lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.
- Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng 05 lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.
Bảng phân loại các xã ở Thành phố Hà Nội được quy định ra sao?
Theo Phụ lục Ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-UBND thì bảng phân loại xã như sau:
(1) Huyện Gia Lâm
- Các xã giáp ranh các quận: Cổ Bi, Đông Dư;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(2) Huyện Thanh Trì
- Các xã giáp ranh các quận: các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Hữu Hòa, Yên Mỹ, Tả Thanh Oai;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(3) Huyện Hoài Đức
- Các xã giáp ranh các quận: Đông La, La Phù, An Khánh, Kim Chung, Vân Canh, Di Trạch.
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(4) Huyện Thanh Oai
- Các xã giáp ranh các quận: Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(5) Huyện Chương Mỹ
- Các xã giáp ranh các quận: Phụng Châu, Thụy Hương;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(6) Huyện Ba Vì
- Các xã vùng miền núi: Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài;
- Các xã vùng trung du: Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(7) Huyện Mỹ Đức
- Các xã vùng miền núi: An Phú;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(8) Huyện Quốc Oai
- Các xã vùng miền núi: Phú Mãn, Đông Xuân;
- Các xã vùng trung du: Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(9) Huyện Sóc Sơn
- Các xã vùng trung du: Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hồng Kỳ;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(10) Thị xã Sơn Tây
Các xã vùng trung du: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn.
(11) Huyện Thạch Thất
- Các xã vùng miền núi: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân;
- Các xã vùng trung du: Cần Kiệm, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Lại Thượng, Cẩm Yên;
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(12) Huyện Đan Phượng:
- Các xã giáp ranh các quận: Tân Lập, Liên Trung, Tân Hội.
- Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
(13) Huyện Đông Anh: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.
(14) Huyện Mê Linh: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.
(15) Huyện Phú Xuyên: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.
(16) Huyện Phúc Thọ: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.
(17) Huyện Thường Tín: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.
(18) Huyện Ứng Hòa: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?