Hạn chót triển khai 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn theo Quy hoạch điện 8 là khi nào?
Hạn chót triển khai 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn theo Quy hoạch điện 8 là khi nào?
Theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8), trong đó nêu thời hạn triển khai 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn.
Cụ thể tại Bảng 3 Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 thì 05 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn gồm:
(1) Nhiệt điện Công Thanh, công suất 600 MW;
(2) Nhà máy nhiệt điện Nam Định, công suất 1200 MW;
(3) Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị, công suất 1320 MW;
(4) Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân III, công suất 1980 MW;
(5) Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu II, công suất 2120 MW.
Được biết, 05 dự án nhiệt điện trên đều trong giai đoạn 2021 - 2030.
Quy hoạch điện 8 cũng nêu rõ, Bộ Công Thương làm việc với các nhà đầu tư các dự án nêu trên, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 nếu không triển khai được thì phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo cơ cấu nguồn điện, đến năm 2030, nhiệt điện than 30.127 MW (20,0%), ngoại trừ 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông thu xếp vốn nêu trên; đến 2050, nhiệt điện than 0 MW (0%), không còn sử dụng than để phát điện.
Hạn chót triển khai 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn theo Quy hoạch điện 8 là khi nào? (Hình từ internet)
Danh mục các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đang xây dựng gồm những nhà máy nào?
Theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023, các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đang xây dựng được nêu tại Danh mục các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đang xây dựng theo Bảng 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
TT | Dự án | Công suất (MW) | Giai đoạn | Ghi chú |
1 | NMNĐ Na Dương II | 110 | 2021-2030 | Đã có trong QHĐVII điều chỉnh |
2 | NMNĐ An Khánh - Bắc Giang | 650 | 2021-2030 | Đã có trong QHĐVII điều chỉnh |
3 | NMNĐ Vũng Áng II | 1330 | 2021-2030 | Đã có trong QHĐVII điều chỉnh |
4 | NMNĐ Quảng Trạch I | 1403 | 2021-2030 | Đã có trong QHĐVII điều chỉnh, EVN đã đấu thầu EPC |
5 | NMNĐ Vân Phong I | 1432 | 2021-2030 | Đã có trong QHĐVII điều chỉnh |
6 | NMNĐ Long Phú I | 1200 | 2021-2030 | Đã có trong QHĐVII điều chỉnh |
Định hướng và phương án phát triển nguồn điện quốc gia trong giai đoạn Quy hoạch điện 8 như thế nào?
Căn cứ Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện 8).
Tại tiểu mục 1 Mục III Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023, định hướng phát triển nguồn điện quốc gia trong giai đoạn Quy hoạch điện 8 được xác định như sau:
- Phát triển đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình nguồn điện với cơ cấu hợp lý để đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao tính tự chủ của ngành điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, mặt trời, sinh khối...), năng lượng mới, năng lượng sạch (hydro, amoniac xanh...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản, tự tiêu, điện mặt trời mái nhà.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu: Giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước, phát triển các nguồn điện khí LNG nhập khẩu với quy mô phù hợp. Thực hiện chuyển dịch năng lượng bám sát xu thế phát triển công nghệ và giá thành trên thế giới.
- Phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung - cầu nội vùng. Bố trí hợp lý các nguồn điện ở các địa phương trong vùng nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.
- Phát triển nguồn điện mới với công nghệ hiện đại đi đôi với đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành. Tiến tới dừng hoạt động với các nhà máy không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Về phương án phát triển được nêu tại tiểu mục 1 Mục III Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
- Đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất:
- Khai thác tối đa tiềm năng các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng của Việt Nam khoảng 40.000 MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước.
Nghiên cứu mở rộng có chọn lọc các nhà máy thủy điện hiện có để dự phòng công suất; khai thác thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để tận dụng nguồn thủy năng.
Đến năm 2030, tổng công suất các nguồn thủy điện, bao gồm cả thủy điện nhỏ dự kiến đạt 29.346 MW, sản xuất 101,7 tỷ kWh, có thể phát triển cao hơn nếu điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép (xem xét các dự án tiềm năng tại Phụ lục III).
Định hướng năm 2050, tổng công suất đạt 36.016 MW, sản xuất 114,8 tỷ kWh.
- Phát triển nguồn điện lưu trữ như nhà máy thủy điện, Pin lưu trữ,...
- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các nhà máy điện đồng phát, nhà máy điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp.
Năm 2030, dự kiến công suất các nguồn này đạt 2.700 MW và năm 2050, dự kiến khoảng 4.500 MW. Quy mô phát triển loại hình này có thể cao hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiềm năng của các cơ sở công nghiệp trong cả nước nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Nhiệt điện than: Chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong Quy hoạch điện 8 điều chỉnh và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. Định hướng thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối và amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.
- Nhiệt điện khí: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện. Trong trường hợp sản lượng khí trong nước suy giảm thì nhập khẩu bổ sung bằng khí thiên nhiên hoặc LNG. Phát triển các dự án sử dụng LNG và hạ tầng nhập khẩu LNG đồng bộ với quy mô phù hợp, sử dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện lộ trình chuyển đổi nhiên liệu sang hydro khi công nghệ được thương mại hóa và giá thành phù hợp.
- Nguồn điện linh hoạt (nguồn khởi động nhanh): Đầu tư phát triển các nguồn điện linh hoạt để điều hòa phụ tải, duy trì ổn định hệ thống điện để hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Năm 2030, dự kiến phát triển 300 MW. Đến năm 2050 lên đến 30.900 - 46.200 MW.
- Xuất nhập khẩu điện: Thực hiện kết nối, trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên, tăng cường an toàn hệ thống điện; đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) có tiềm năng về thủy điện. Quan tâm đầu tư, khai thác các nguồn điện tại nước ngoài để cung ứng điện về Việt Nam.
Năm 2030, nhập khẩu khoảng 5.000 MW từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ, sản xuất 18,8 tỷ kWh; có thể tăng lên 8.000 MW. Đến năm 2050, nhập khẩu khoảng 11.000 MW, sản xuất 37 tỷ kWh trên cơ sở cân đối với xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả tối ưu tổng thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?