Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người từ 50 tuổi trở lên, người suy giảm miễn dịch từ 03/6/2022?
- Mục tiêu chung của việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại Hà Nội?
- Bao nhiêu % các đối tượng thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lần 2 được tiêm nhắc lại?
- Thời gian, đối tượng, hình thức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) như thế nào?
- Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các Sở, ngành liên quan tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 mũi nhắc lại lần 2?
Mục tiêu chung của việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tại Hà Nội?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định mục tiêu chung như sau:
Củng cố, tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID 19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Trong trường hợp bố trí được nguồn vắc xin có thể mở rộng đối tượng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Bao nhiêu % các đối tượng thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lần 2 được tiêm nhắc lại?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định mục tiêu cụ thể như sau:
- Trên 95% các đối tượng thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 được tiêm nhắc lại.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người từ 50 tuổi trở lên, người suy giảm miễn dịch từ 03/6/2022?
Thời gian, đối tượng, hình thức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) như thế nào?
Căn cứ Mục II Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định cụ thể như sau:
- Nguyên tắc:
+ Huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể... trong đó nòng cốt là lực lượng y tế cơ sở cùng các cơ sở y tế trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
+ Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu.
- Thời gian: Từ tháng 6/2022.
- Đối tượng triển khai:
+ Người từ 50 tuổi trở lên.
+ Người từ 18 tuổi trở lên thuộc một trong 2 nhóm sau:
++ Có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng.
++ Thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
+ Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Phạm vi triển khai: Triển khai đồng loạt trên toàn thành phố Hà Nội.
- Loại vắc xin:
Vắc xin sử dụng để tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) bao gồm:
+ Vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất);
+ Vắc xin do AstraZeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
- Hình thức, lộ trình triển khai:
+ Tổ chức tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng nêu trên, theo hình thức tiêm chủng chiến dịch.
+ Triển khai tiêm ngay khi tiếp nhận vắc xin từ Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).
Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các Sở, ngành liên quan tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 mũi nhắc lại lần 2?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định trách nhiệm Sở Y tế như sau:
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho các Sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 trên địa bàn Thành phố.
- Cung cấp nội dung cho các cơ quan thông tin truyền thông về tình hình tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tiêm phù hợp với tình hình dịch và triển khai thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch của Bộ Y tế (theo từng đợt phân bổ).
- Chỉ đạo và hướng dẫn tiếp nhận bảo quản vắc xin, tổ chức buổi tiệm tại các cơ sở, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng và kế hoạch truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2, biểu mẫu lập danh sách đối tượng cần tiêm, thu thập ý kiến đối tượng tiêm chủng, biểu mẫu báo cáo, theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch sau khi phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương và các Sở, ngành đoàn thể liên quan trong hoạt động truyền thông, xây dựng nội dung thông điệp truyền thông, thông cáo báo chí, phóng sự truyền thông về chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2. Chủ động cung cấp thông tin về triển khai Kế hoạch để công tác thông tin, truyền thông kịp thời, hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các họat động chuyên môn trong công tác triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2; tổ chức tiêm, giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm, thống kê báo cáo theo quy định...
- Kiểm tra công tác tổ chức các đợt tiêm vắc xin phòng COVD-19 mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) trước, trong và sau tiêm.
- Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai chiến dịch về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố đúng quy định.
Xem toàn bộ Kế hoạch: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?