Gửi video vi phạm giao thông cho cảnh sát giao thông bằng cách nào? Video vi phạm phải đáp ứng điều kiện gì để được làm căn cứ xử phạt hành chính?
Gửi video vi phạm giao thông cho cảnh sát giao thông bằng cách nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP và Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, cá nhân khi ghi, thu được video vi phạm giao thông có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông bằng các cách sau:
- Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
- Gửi video vi phạm thông qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
- Gửi video vi phạm qua đường bưu điện
- Gửi video vi phạm qua phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu: Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID để gửi clip vi phạm giao thông cho lực lượng chức năng.
* Lưu ý:
- Cá nhân khi gửi video vi phạm đến đơn vị Cảnh sát giao thông cần phải Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng chức năng cần liên hệ.
Đơn vị CSGT tiếp nhận thông tin có trách nhiệm bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của video đã cung cấp.
- Hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Gửi video vi phạm giao thông cho cảnh sát giao thông bằng cách nào? Video vi phạm phải đáp ứng điều kiện gì để được làm căn cứ xử phạt hành chính? (Hình từ internet)
Video vi phạm giao thông phải đáp ứng điều kiện gì để được làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Yêu cầu và giá trị sử dụng của dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
1. Yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:
a) Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
2. Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên thì video vi phạm để được làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định.
- Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, quy định về thời hạn sử dụng video vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là 01 năm.
Quá thời hạn nói trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì video vi phạm giao thông thu được không còn giá trị sử dụng.
Biên bản vi phạm hành chính gồm có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định biên bản vi phạm hành chính gồm có các nội dung chủ yếu như sau
Lập biên bản vi phạm hành chính
...
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
...
Theo đó, biên bản vi phạm hành chính gồm có những nội dung chủ yếu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước còn có nhiệm vụ gì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?