Gộp sổ BHXH: Thành phần hồ sơ và thủ tục thực hiện khi người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên thế nào?
- Thành phần hồ sơ việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
- Trình tự thực hiện việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
- Cách thức thực hiện việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
- Thời hạn giải quyết việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
Thành phần hồ sơ việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
Đối với hồ sơ việc gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên thì tại STT 1.7a Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:
Trường hợp áp dụng:
Người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Tất cả các sổ BHXH của NLĐ.
Mẫu biểu kê khai:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
Trình tự thực hiện việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
Căn cứ theo quy định tại STT 1.7 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về trình tự thực hiện việc gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên cụ thể như sau:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH thông qua người sử dụng lao động: NLĐ lập Tờ khai TK1-TS.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3. NLĐ nhận kết quả đã giải quyết.
Gộp sổ BHXH: Thành phần hồ sơ và thủ tục thực hiện khi người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên thế nào?
Cách thức thực hiện việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
Đối với cách thức thực hiện việc gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên thì tại STT 1.7 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cụ thể như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Qua Bưu chính;
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Thời hạn giải quyết việc gộp sổ BHXH trong trường hợp NLĐ có từ 2 sổ trở lên?
STT 1.7 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về thời hạn giải quyết việc gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên cụ thể rằn thời hạn giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Kết quả giải quyết bào gồm Sổ bảo hiểm xã hội và Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn do cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì khi bạn muốn gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên thì hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) và tất cả các sổ bảo hiểm xã hội của người lao động. Sau đó, bạn sẽ lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động: người lao động lập Tờ khai TK1-TS. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và người lao động sẽ nhận được kết quả giải quyết.
Đối với cách thức thực hiện thì đầu tiên, bạn nộp hồ sơ thông qua một trong 3 hình thức như lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia; qua Bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Sau khi được giải quyết xong thì bạn sẽ nhận được kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?