Giới hạn vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay tối đa là bao nhiêu?
Giới hạn vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Giới hạn vay nước ngoài
1. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư:
a) Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;
b) Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:
Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay:
a) Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu;
b) Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giới hạn vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.
Giới hạn vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay tối đa là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Bên đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định về trách nhiệm của bên đi vay nước ngoài như sau:
- Tuân thủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài tại Thông tư 08/2023/TT-NHNN và quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, giao dịch bảo đảm, phòng chống rửa tiền, pháp luật chuyên ngành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và tập quán quốc tế khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài và đảm bảo sử dụng vốn vay nước ngoài theo đúng văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
- Lưu trữ đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay nước ngoài phù hợp với mục đích vay nước ngoài quy định tại Điều 14 và Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, chứng từ tài liệu liên quan đến việc thay đổi bảng kê nhu cầu sử dụng vốn (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình đầy đủ các tài liệu nêu trên để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
- Lập bảng theo dõi mỗi khoản tiền nhàn rỗi trong trường hợp gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo nguyên tắc sử dụng vốn quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình cùng với tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.
Chi phí vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Chi phí vay nước ngoài
1. Bên đi vay và các bên liên quan tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lãi suất vay nước ngoài, các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài khi thỏa thuận về chi phí vay nước ngoài.
2. Để điều hành hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả, khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định việc áp dụng điều kiện về chi phí vay nước ngoài; quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ.
Theo như nội dung nêu trên thì khi vay nước ngoài thì bên đi vay và các bên liên quan tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lãi suất vay nước ngoài, các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài khi thỏa thuận về chi phí vay nước ngoài.
Ngoài ra, đề điều hành hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả, khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định việc áp dụng điều kiện về chi phí vay nước ngoài, quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?