Giấy phép viễn thông có bao nhiêu loại theo Luật Viễn thông 2023? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông?

Giấy phép viễn thông có bao nhiêu loại theo Luật Viễn thông 2023? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông? Câu hỏi từ chị M.A-TPHCM

Giấy phép viễn thông có bao nhiêu loại theo Luật Viễn thông 2023? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông?

Căn cứ Điều 33 Luật Viễn thông 2023, Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Trong đó:

- Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:

+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;

+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

- Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:

+ Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam;

+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;

+ Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;

+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép viễn thông, yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.

Ngoài ra, Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.

Giấy phép viễn thông có bao nhiêu loại theo Luật Viễn thông 2023? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông?

Giấy phép viễn thông có bao nhiêu loại theo Luật Viễn thông 2023? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông? (Hình từ Internet)

Sẽ ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh đúng không?

Căn cứ Điều 34 Luật Viễn thông 2023 quy định nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông như sau:

Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
1. Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
2. Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.

Có thể thấy theo quy định mới nhất, sẽ ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, tuy nhiên dự án này phải có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Các hình thức cấp giấy phép viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông 2023 ra sao?

Căn cứ Điều 35 Luật Viễn thông 2023 quy định hình thức cấp giấy phép viễn thông như sau:

- Cấp phép riêng là hình thức cấp giấy phép viễn thông trên cơ sở ấn định các điều kiện và nghĩa vụ riêng cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần;

+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp tại các khu vực có yêu cầu đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

- Cấp phép nhóm là hình thức cấp giấy phép viễn thông được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện và nghĩa vụ quy định chung cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023;

+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật Viễn thông 2023;

+ Giấy phép nghiệp vụ viễn thông.

Điều kiện cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá là gì?

Theo Điều 36 Luật Viễn thông 2023, Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;

- Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật Viễn thông 2023 về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Bảo đảm cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số vô tuyến điện được cấp theo hình thức đấu giá;

- Trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 72 Luật Viễn Thông 2023.

Giấy phép viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức cấp giấy phép viễn thông theo quy định mới nhất năm 2024? Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông được quy định ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông áp dụng từ 1/7/22024 theo quy định tại Luật Viễn thông 2023 ra sao?
Pháp luật
Thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khi nào?
Pháp luật
Miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông đúng không?
Pháp luật
Giấy phép viễn thông có bao nhiêu loại theo Luật Viễn thông 2023? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông?
Pháp luật
Giấy phép viễn thông hiện nay có bao nhiêu loại? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông?
Pháp luật
Giấy phép viễn thông được cấp theo nguyên tắc nào? Doanh nghiệp sửa chữa Giấy phép viễn thông thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép viễn thông
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
289 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép viễn thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào