Giấy khai sinh có thể sửa đổi hay làm lại được không? Mất giấy khai sinh bản gốc thì xin cấp lại như thế nào?
Giấy khai sinh có sửa đổi hay làm lại được không?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử cụ thể như sau:
Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Theo đó, việc đăng ký lại Giấy khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất.
Tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về cải chính Giấy khai sinh cụ thể như sau:
Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch
Như vậy, nếu Giấy khai sinh có lỗi sai thì sẽ không được làm lại mà phải làm thủ tục cải chính Giấy khai sinh
Về điều kiện cải chính Giấy khai sinh, khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
...
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Theo quy định trên, trường hợp thông tin trên giấy khai sinh không sai nhưng vẫn muốn thay đổi thì không được cải chính.
Ví dụ về trường hợp cải chính Giấy khai sinh cụ thể như sau:
- Ông nội và bố có quê quán ở tỉnh A và quê quán của con đã được đăng ký trong Giấy khai sinh cũng là tỉnh A (theo nguyên tắc xác định quê quán là đúng) nhưng vì lý nào đó mà gia đình muốn thay đổi thì sẽ không được cải chính.
- Nếu thông tin trên giấy khai sinh có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu làm giấy khai sinh thì mới được cải chính giấy khai sinh.
Trường hợp được cải chính Giấy khai sinh, theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện như sau:
- Người yêu cầu cải chính Giấy khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
- Trường hợp đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Giấy khai sinh có thể sửa đổi hay làm lại được không? Mất giấy khai sinh bản gốc thì xin cấp lại như thế nào?
Thủ tục đăng ký lại khai sinh khi bị mất giấy khai sinh bản gốc như thế nào?
Tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chỉ được đăng ký lại khai sinh khi:
- Đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016;
- Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất (nếu còn lưu, người dân có thể xin cấp trích lục khai sinh);
- Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Người yêu cầu phải nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc đăng ký khai sinh.
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký lại khai sinh?
Theo Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?