Giảng viên thỉnh giảng thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đúng không?
Thỉnh giảng là gì? Giảng viên thỉnh giảng là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT như sau:
Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
b) Giảng dạy các chuyên đề;
c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
2. Các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.
3. Cơ sở giáo dục nói tại khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.
4. Người thực hiện hoạt động nói tại khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.
- Từ quy định trên, thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được đến để phục vụ các hoạt động như:
+ Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
+ Giảng dạy các chuyên đề;
+ Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
+ Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
+ Người thực hiện hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng
Như vậy, thỉnh giảng chính là hoạt động mà cơ sở giáo dục, hoặc là một người đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm nghề giáo từ một nơi khác tới giảng về vấn đề nào đó.
Giảng viên thỉnh giảng là người mà cơ sở giáo dục mời đến, người đó phải có đủ tiêu chuẩn cho một nhà giáo đến và giảng dạy. Là những người có chuyên môn có được đào tạo bài bản học đại học chính quy trở lên.
Giảng viên thỉnh giảng thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đúng không? (Hình từ internet)
Thế nào là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm? Cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học là loại chứng chỉ để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Như vậy, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được hiểu là loại chứng chỉ chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.
*Cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định
- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.
Giảng viên thỉnh giảng thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Quy định về đội ngũ giảng viên
1. Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên.
3. Có tối thiểu 30% giảng viên cơ hữu trở lên có chuyên môn đào tạo về sư phạm hoặc giáo dục học hoặc quản lý giáo dục hoặc tâm lý học giáo dục.
Từ quy định trên, có thể thấy rằng giảng viên thỉnh giảng để giảng thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?