Giảm 20% phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay từ 01/7/2023? Mức phí sau khi giảm là bao nhiêu?
Giảm 20% phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay từ 01/7/2023?
Căn cứ Thông tư 44/2023/TT-BTC Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp do Bộ Tài chính ngày 29/6/2023.
Theo đó, phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay là một trong những khoản phí được điều chỉnh từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Cụ thể, điểm b Mục 16 khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC xác định như sau:
Mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:
...
Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/7/2023, giảm phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay sẽ được ở mức 20% so với mức phí tại Thông tư 193/2016/TT-BTC, trừ nội dung thu tại số thứ tự 4 Mục VIII Phần A Biểu mức thu phí, lệ phí áp dụng mức thu phí tương ứng quy định tại Mục VIII Phần A Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không ban hành kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC
Mức phí mới sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Giảm 20% phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay từ 01/7/2023? Mức phí sau giảm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay sau giảm phí là bao nhiêu?
Theo Thông tư 44/2023/TT-BTC, phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay từ ngày 01/7/2023 sẽ bằng 80% mức phí tại Thông tư 193/2016/TT-BTC.
Dẫn chiếu đến Mục VIII Phần A Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không ban hành kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC như sau:
Theo đó, từ ngày 01/7/2023, khi được giảm 20%, mức phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay như sau:
STT | Phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay | Mức thu từ 01/7/2023 (đồng) | |
1 | Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay (xác định theo giá trị khoản giao dịch đảm bảo tính bằng đồng Việt Nam): | ||
- Giá trị giao dịch dưới 2,1 tỷ đồng | Lần | 1.440.000 | |
- Giá trị giao dịch từ 2,1 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng | Lần | 4.320.000 | |
- Giá trị giao dịch từ trên 70 tỷ đồng đến 280 tỷ đồng | Lần | 8.000.000 | |
- Giá trị giao dịch trên 280 tỷ đồng | Lần | 14.400.000 | |
- Trường hợp không xác định được cụ thể giá trị giao dịch | Lần | 14.400.000 | |
2 | Thay đổi nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký | Lần | 440.000 |
3 | Đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm bằng tàu bay | Lần | 1.440.000 |
4 | Đăng ký chỉ định người có quyền yêu cầu xóa đăng ký hoặc xuất khẩu tàu bay (IDERA) | Lần | 5.000.000 |
Trường hợp nào cần đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định? Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là khi nào?
Về các trường hợp đăng ký bảo đảm, căn cứ Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Theo đó, Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định tại Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau:
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
3. Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
a) Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định theo nội dung nêu trên. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thông tư 44/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?