Gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà thì được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất là bao nhiêu?
- Gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà thì được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất là bao nhiêu?
- Thủ tục giải quyết trợ cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà như thế nào?
- Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu?
Gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà thì được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định về điều kiện và mức trợ cấp khó khăn đột xuất như sau:
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Điều kiện và mức trợ cấp
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Gia đình gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở vì lý do nêu trên, được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
b) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi hợp pháp ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên; được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần;
c) Bản thân ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên, được trợ cấp với các mức như sau:
- Sĩ quan cấp tướng: 1.000.000 đồng/lần;
- Sĩ quan cấp tá: 700.000 đồng/lần;
- Sĩ quan cấp uý: 500.000 đồng/lần.
Người hưởng lương khác có cấp bậc quân hàm hoặc mức lương tương đương sĩ quan cấp nào, được trợ cấp bằng mức của sĩ quan cấp đó.
d) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp hy sinh hoặc từ trần, được trợ cấp 1.000.000 đồng/trường hợp.
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản này tối đa không quá hai lần trong một năm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì gia đình Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà thì được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất 3.000.000 đồng/suất/lần.
Gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà thì được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Thủ tục giải quyết trợ cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BQP, thủ tục giải quyết trợ cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình Quân nhân chuyên nghiệp gặp hỏa hoạn dẫn đến cháy nhà được thực hiện như sau:
- Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất có trách nhiệm làm Tờ khai theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2012/TT-BQP và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú về mức độ thiệt hại của gia đình do gặp hỏa hoạn.
- Căn cứ Tờ khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đối tượng, xác nhận của địa phương và danh sách đề nghị của cơ quan, đơn vị, Thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt trợ cấp khó khăn đột xuất cho đối tượng được hưởng.
* Lưu ý: Trường hợp đối tượng đã có các giấy tờ như: giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ thiệt hại đối với gia đình, thì Tờ khai hưởng trợ cấp của đối tượng kèm theo các giấy xác nhận đó, không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của của quân nhân chuyên nghiệp gồm có như sau:
- Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
- Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Ngoài ra, Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?