Giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm BCTC thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả đúng không?

Giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm BCTC thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả đúng không? - Câu hỏi của anh Tuấn Khôi tại Hà Nội

Giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả đúng không?

Căn cứ khoản 5 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
...
5. Trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả trừ trường hợp có một bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả theo giá trị sổ sách. Doanh nghiệp phải ghi nhận vào sổ kế toán theo giá đánh giá lại trước khi lập Báo cáo tình hình tài chính.
5.1. Doanh nghiệp không phải đánh giá lại tài sản, nợ phải trả nếu bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp một đơn vị sáp nhập vào đơn vị khác, nếu đơn vị nhận sáp nhập cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị sáp nhập theo giá trị sổ sách;
b) Trường hợp một đơn vị chia thành các đơn vị khác, nếu đơn vị sau khi chia cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị chia theo giá trị sổ sách;
c) Từng khoản mục tài sản cụ thể được một bên khác cam kết, bảo lãnh thu hồi cho đơn vị bị giải thể theo giá trị sổ sách và việc thu hồi diễn ra trước thời điểm đơn vị chính thức ngừng hoạt động;
d) Từng khoản mục nợ phải trả cụ thể được một bên thứ ba cam kết, bảo lãnh thanh toán cho đơn vị bị giải thể và đơn vị bị giải thể chỉ có nghĩa vụ thanh toán lại cho bên thứ ba đó theo giá trị sổ sách;

Theo đó, về nguyên tắc thì nếu giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo tài chính, thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả.

Tuy nhiên trừ trường hợp có một bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả theo giá trị sổ sách. Cụ thể doanh nghiệp không phải đánh giá lại tài sản, nợ phải trả nếu bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả trong một số trường hợp như sau:

- Trường hợp một đơn vị sáp nhập vào đơn vị khác, nếu đơn vị nhận sáp nhập cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị sáp nhập theo giá trị sổ sách;

- Trường hợp một đơn vị chia thành các đơn vị khác, nếu đơn vị sau khi chia cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị chia theo giá trị sổ sách;

- Từng khoản mục tài sản cụ thể được một bên khác cam kết, bảo lãnh thu hồi cho đơn vị bị giải thể theo giá trị sổ sách và việc thu hồi diễn ra trước thời điểm đơn vị chính thức ngừng hoạt động;

- Từng khoản mục nợ phải trả cụ thể được một bên thứ ba cam kết, bảo lãnh thanh toán cho đơn vị bị giải thể và đơn vị bị giải thể chỉ có nghĩa vụ thanh toán lại cho bên thứ ba đó theo giá trị sổ sách;

Giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm BCTC thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả đúng không?

Giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm BCTC thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả đúng không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc đánh giá lại được thực hiện đối với từng loại tài sản và nợ phải trả đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định nguyên tắc đánh giá lại được thực hiện đối với từng loại tài sản và nợ phải trả đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là:

(1) Đối với tài sản:

- Hàng tồn kho được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm báo cáo;

- TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hồi tại thời điểm báo cáo (là giá thanh lý trừ các chi phí thanh lý ước tính). Đối với TSCĐ thuê tài chính nếu có điều khoản bắt buộc phải mua lại thì đánh giá lại tương tự như TSCĐ của doanh nghiệp, nếu được trả lại cho bên cho thuê thì đánh giá lại theo số nợ thuê tài chính còn phải trả cho bên cho thuê;

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi tại thời điểm báo cáo (là giá thanh lý trừ chi phí thanh lý ước tính);

- Chứng khoán kinh doanh được đánh giá theo giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý của chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán trên sàn UPCOM được xác định là giá đóng cửa của phiên giao dịch tại ngày báo cáo (hoặc phiên trước liền kề nếu thị trường không giao dịch vào ngày báo cáo);

- Các khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi tại thời điểm báo cáo (giá có thể bán trừ chi phí bán ước tính);

- Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, các khoản phải thu được đánh giá theo số thực tế có thể thu hồi.

(2) Đối với nợ phải trả: Trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản về số phải trả thì đánh giá lại theo số thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thực hiện như sau:

- Nợ phải trả bằng tiền được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá trị khoản nợ trả trước thời hạn theo quy định của hợp đồng;

- Nợ phải trả bằng tài sản tài chính được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả và giá trị hợp lý của tài sản tài chính đó tại thời điểm báo cáo;

- Nợ phải trả bằng hàng tồn kho được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá mua (cộng các chi phí liên quan trực tiếp) hoặc giá thành sản xuất hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo;

- Nợ phải trả bằng TSCĐ được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ nợ phải trả và giá mua (cộng các chi phí liên quan trực tiếp) hoặc giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm báo cáo.

(3) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo như doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

Giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần phân loại tài sản và nợ phải trả thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
...
4. Trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp không phải phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn mà trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Theo đó, nếu giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn mà trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào?
Pháp luật
Quỹ bảo lãnh tín dụng là gì? Mức bảo lãnh tín dụng tối đa có thể cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
Pháp luật
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải cung cấp những thông tin nào? Hạn nộp báo cáo tài chính năm là khi nào?
Pháp luật
Để thành lập khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo gửi báo cáo hoạt động về cơ quan chuyên môn định kỳ theo tháng hay theo năm?
Pháp luật
Tiện ích văn phòng là gì? Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có bắt buộc phải có các tiện ích văn phòng không?
Pháp luật
Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởng những hỗ trợ nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành có được hỗ trợ duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử không?
Pháp luật
Mức hỗ trợ đào tạo chuyên sâu mà doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được khi tham gia cụm liên kết ngành là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1,652 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào