Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo quy định mới nhất?

Tôi có thắc mắc cần được tư vấn về vấn đề như sau: Việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải được thực hiện dựa trên hình thức gì? Rất mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn!

Căn cứ nào để tính toán giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:

- Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;

- Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải được thực hiện dựa trên hình thức gì?

Việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải được thực hiện dựa trên hình thức gì?

Quy định của pháp luật về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt?

Căn cứ Điều 29 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT theo đó quy định như sau:

- Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

+ Giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là chi phí hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường phải trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+ Giá dịch vụ áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt là chi phí mà Ủy ban nhân dân các cấp chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở được lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77, khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 59 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Nguyên tắc định giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:

+ Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương;

+ Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được tính trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Chủ đầu tư, cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về giá.

Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 30 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, theo đó:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp sau:

+ Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt. Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+ Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt;

+ Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:

+ Có quy cách, kiểu dáng, kích thước cụ thể, thể tích khác nhau theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm dễ dàng phân biệt với các loại bao bì thông thường khác. Mỗi loại bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thể tích khác nhau tương ứng với mức giá bán khác nhau;

+ Bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;

+ Chất liệu bao bì đựng chất thải phải phù hợp với công nghệ xử lý chất thải của địa phương. Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học;

+ Bao bì đựng chất thải thực phẩm hoặc có lẫn chất thải thực phẩm phải đảm bảo tránh rò rỉ nước và phát tán mùi;

+ Trường hợp địa phương quy định chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại thành nhiều loại khác nhau theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, chất liệu sử dụng làm bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm nhìn thấy loại chất thải đựng bên trong. Trường hợp chỉ quy định phân loại thành chất thải rắn có khả năng tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác thì không phải tuân thủ quy định này;

+ Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thiết kế dễ buộc, dễ mở, bảo đảm chất thải rắn sinh hoạt không rơi vãi và thuận tiện cho việc kiểm tra;

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được lưu chứa trong các bao bì thông thường, bảo đảm có khả năng lưu chứa và không gây ô nhiễm môi trường.

- Việc thu giá dịch vụ qua bao bì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở chuyên biệt hoặc cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

+ Cơ sở phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt sử dụng hình thức phân phối bằng cách bán; phân phối cho các hộ gia đình, cá nhân với số lượng bao bì theo định mức hàng tháng nhất định hoặc các hình thức khác cho phù hợp.


Chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?
Pháp luật
Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật thu gom thủ công chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết theo Thông tư 35 ra sao?
Pháp luật
Thông tư 35/2024 về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ 3/2/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình là gì? Nếu vi phạm quy định phân loại chất thải rắn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hộ gia đình không phân loại chất thải rắn từ sinh hoạt thì bị phạt bao nhiêu tiền? Hộ gia đình có trách nhiệm gì trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt?
Pháp luật
Hộ gia đình không phân loại mà đốt chất thải rắn sinh hoạt thì có vi phạm pháp luật? Chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình được phân loại ra sao?
Pháp luật
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được phân thành những loại nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn sinh hoạt
15,259 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn sinh hoạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải rắn sinh hoạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào