Gây thiệt hại hoạt động đấu thầu đến 300 triệu đồng thì bị xử lý như thế nào? Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định ra sao?
Có mấy hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
*Vi phạm các quy định về đấu thầu là hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong hoạt động đấu thầu gây ra các thiệt hại về tài sản cho người khác.
- Là một dạng tội phạm mới, lần đầu tiên được cụ thể hóa trong Luật hình sự dưới dạng một tội danh cụ thể. Tội danh này nằm trong nhóm tội danh vi phạm các quy định về quản lý kinh tế trong đó có hoạt động đấu thầu.
*Hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu
Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:
- Cảnh cáo, phạt tiền
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm
- Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung hoặc không đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán khi đã đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán đó.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hợp đồng không phù hợp với quy mô, tính chất gói thầu.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa được phê duyệt trừ trường hợp chỉ định thầu đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Phân chia dự án, dự toán thành các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu hoặc để tránh áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Theo đó, hành vi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Lưu ý mức phạt tiện trên áp dụng với tổ chức. Nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức (Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu để xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu được quy định như thế nào?
*Căn cứ khoản 2 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì đối tượng bị áp dụng: là tổ chức, cá nhân vi phạm về các hành vi bị cấm trong đấu thầu tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 và vi phạm quy định về sử dụng lao động tại khoản 8 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bị cấm theo quy định của luật đấu thầu và vi phạm quy định về sử dụng lao động sẽ bị cấm tham gia vào hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cụ thể nêu rõ:
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi:
+ Đưa, nhận hối lộ
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở.
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi:
+ Chuyển nhượng thầu
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi
+ Không đảm bảo công bằng
+ Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư trái quy định của pháp luật.
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi
+ Vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Gây thiệt hại hoạt động đấu thầu đến 300 triệu đồng thì bị xử lý như thế nào? Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định ra sao? (Hình internet)
Gây thiệt hại hoạt động đấu thầu đến 300 triệu đồng thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 một số quy định được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu
+ Thông thầu
+ Gian lận trong đấu thầu
+ Cản trở hoạt động đấu thầu
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
+ Chuyển nhượng thầu trái phép.
- Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Vì vụ lợi
+ Có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm khi phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên
- Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?