Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không?

Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không?

Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không?

Căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:

- Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự có nội dung như sau:

Khi Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng, đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì đương sự có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không? (VKS Sơn La)
Trả lời: Đương sự đã được Tòa án giải thích về hậu quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì căn cứ Điều 5 BLTTDS về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, đương sự được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác.

Như vậy, trường hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu khi Toà giải quyết tranh chấp hợp đồng thì có thể yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác bằng quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của mình.

Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không?

Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không?

Thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được xác định thế nào?

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan như sau:

- Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bên cạnh đó, tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
...
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
...
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
...
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

Đồng thời, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 có nội dung như sau:

Cần quy định thời hạn chuẩn bị xét xử khi đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (VKS Hải Dương)
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 203 BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính kể từ ngày thụ lý vụ án. Vụ án có tính chất phức tạp thì Chánh án Tòa án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Hiện nay, BLTTDS chỉ quy định tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án dân sự đã tạm đình chỉ mà Tòa án tiếp tục giải quyết; theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật[3].
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 201 và khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 210 BLTTDS).
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử là để dành cho toàn bộ vụ án, không phụ thuộc vào thời điểm thụ lý từng loại yêu cầu. BLTTDS cũng đã xác định thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu để bảo đảm Toà án có thể thực hiện được các nhiệm vụ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Sau thời điểm này, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu mới nếu việc giải quyết yêu cầu đó trong cùng vụ án là cần thiết và không phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ làm kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử.
Trường hợp Tòa án vi phạm quy định của BLTTDS về thời hạn chuẩn bị xét xử thì VKS thực hiện quyền kiến nghị.

Như vậy, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu là gì?

Căn cứ tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu như sau:

- Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Khi hợp đồng dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định.

Hợp đồng vô hiệu Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng vô hiệu:
Hợp đồng dân sự vô hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì có được yêu cầu giải quyết bằng vụ án khác không?
Pháp luật
Hợp đồng dân sự vô hiệu là gì? Theo quy định hiện nay có những trường hợp nào dẫn đến hợp đồng dân sự vô hiệu?
Pháp luật
Hướng dẫn mới nhất về nghiệp vụ kiểm sát trong trường hợp tòa án không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả của hợp đồng vô hiệu?
Pháp luật
Hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện có bị vô hiệu theo quy định của pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng vô hiệu
51 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng vô hiệu Hợp đồng dân sự vô hiệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào