Dự thảo quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong công an nhân dân: 03 điều kiện để được bố trí nhà công vụ?
Nhà ở công vụ trong Công an nhân dân là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về nhà ở công vụ như sau:
- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà công vụ trong Công an nhân dân là nhà được xây dựng trên đất an ninh, từ nguồn kinh phí Nhà nước cấp, dùng để bố trí chỗ ở cho cán bộ, chiến sĩ khi có quyết định điều động, bố trí công tác tại Công an đơn vị, địa phương mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác, bao gồm:
a) Căn hộ chung cư: Được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia.
b) Nhà tập thể được xây dựng theo kiểu nhiều gian/phòng, có công trình phụ khép kín.
Theo đó, nhà ở công vụ trong Công an nhân dân là nhà được xây dựng trên đất an ninh từ kinh phí Nhà nước dùng để bố trí chỗ ở cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
Có 02 loại nhà ở công vụ trong công an nhân dân là căn hộ chung cư và nhà tập thể.
Dự thảo quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong công an nhân dân: 03 điều kiện để được bố trí nhà công vụ?
Đối tượng nào được cấp nhà ở công vụ trong Công an nhân dân?
Căn cứ vào Điều 2 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an đang phục vụ tại ngũ được bố trí ở nhà công vụ (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ).
2. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an đơn vị, địa phương).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân.
Như vậy, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an đang phục vụ tại ngũ sẽ là những đối tượng được cấp nhà ở công vụ trong công an nhân dân.
Điều kiện để được bố trí nhà ở công vụ trong công an nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Điều kiện, đối tượng bố trí ở nhà công vụ
1. Điều kiện bố trí ở nhà công vụ
Cán bộ, chiến sĩ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này được bố trí nhà công vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có nhu cầu ở nhà công vụ;
b) Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền hoặc giấy xác nhận của đơn vị quản lý cán bộ về tình trạng nhà ở;
c) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu cá nhân; chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội dành cho cán bộ, chiến sĩ tại địa phương nơi đến công tác hoặc có nhà ở xa trên 30 km trở lên.
2. Đối tượng bố trí ở nhà công vụ
a) Đối với nhà công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do Cục Hậu cần trực tiếp quản lý chỉ sử dụng để bố trí cho các đối tượng sau:
- Đối với căn hộ chung cư: Cán bộ có chức vụ lãnh đạo cấp Cục trở lên được Bộ trưởng Bộ Công an điều động, luân chuyển từ các đơn vị, địa phương về công tác tại các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;
- Đối với nhà tập thể: Cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang công tác ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
b) Đối với nhà công vụ do Công an đơn vị, địa phương quản lý: Căn cứ quỹ nhà công vụ đang quản lý bố trí cho cán bộ, chiến sĩ có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, ưu tiên bố trí nhà công vụ cho cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt được điều động, luân chuyển theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo như quy định trên thì sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an đang phục vụ tại ngũ sẽ được bố trí nhà ở công vụ trong công an nhân dân khi đáp ứng đủ các điều kiện như có nhu cầu ở nhà công vụ, có quyết định điều động, luân chuyển công tác hoặc giấy xác nhận của đơn vị quản lý về tình trạng nhà ở và chưa có nhà ở thuộc sở hữu cá nhân.
Những cơ quan nào sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà công vụ trong công an nhân dân?
Căn cứ vào Điều 7 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Công an nhân dân quy định như sau:
Cơ quan quản lý nhà công vụ
1. Cơ quan quản lý nhà công vụ bao gồm:
a) Cục Hậu cần là cơ quan quản lý nhà công vụ của Bộ tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
b) Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an cấp huyện và tương đương.
2. Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà công vụ:
a) Bố trí, quyết định ở nhà công vụ đối với cán bộ, chiến sĩ đủ điều kiện và đúng đối tượng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà công vụ (trừ Công an cấp huyện và tương đương);
c) Quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà công vụ;
d) Kiểm tra, đôn đốc việc bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà công vụ thuộc phạm vi quản lý;
e) Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà công vụ để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà công vụ phê duyệt theo quy định của Bộ Công an;
f) Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà công vụ;
h) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nhà công vụ theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
g) Lập, lưu trữ hồ sơ nhà công vụ theo đúng quy định của pháp luật lưu trữ.
Như vậy, cơ quan quản lý nhà công vụ trong công an nhân dân sẽ là Cục hậu cần, các đơn vị thuộc cơ quan công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?