Dự án thực hiện trên các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có phải khống chế mức trích xuất 2% để bồi thường, giải phóng mặt bằng không?

Xin chào! Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn giúp tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được hỏi về chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật hiện hành? Mong được ban tư vấn giúp đỡ, hỗ trợ. Cảm ơn ban tư vấn.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán chi phí bồi thường như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cụ thể như sau:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:

- Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;

- Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;

- Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.

Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật hiện hành?

Dự án thực hiện trên các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có phải khống chế mức trích xuất 2% để bồi thường, giải phóng mặt bằng không?

Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là bao nhiêu?

Đối với kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định cụ thể như sau:

- Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì tổ chức có trách nhiệm gì trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng?

Tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về trường hợp thực hiện cưỡng chế thu hồi đất cụ thể như sau:

Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định. Việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:

- Đối với trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí này được bố trí và hạch toán vào vốn đầu tư của dự án;

- Đối với trường hợp nhà nước thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch để giao, cho thuê thông qua hình thức đấu giá thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹ phát triển đất;

- Đối với trường hợp nhà đầu tư tự nguyện ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (trong đó có khoản kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) thì khoản kinh phí này được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Theo đó, kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%. Đối với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định; các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương và chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án. Trường hợp phải cưỡng chế thu hồi đất thì trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí này được bố trí và hạch toán vào vốn đầu tư của dự án; trường hợp nhà nước thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch để giao, cho thuê thông qua hình thức đấu giá thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹ phát triển đất và trường hợp nhà đầu tư tự nguyện ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (trong đó có khoản kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) thì khoản kinh phí này được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Giải phóng mặt bằng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục giải phóng mặt bằng và lấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Quy trình giải phóng mặt bằng hiện nay ra sao? Bồi thường giải phóng mặt bằng được quy định thế nào?
Pháp luật
Khoản kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là bao nhiêu?
Pháp luật
Dự án thực hiện trên các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có phải khống chế mức trích xuất 2% để bồi thường, giải phóng mặt bằng không?
Pháp luật
Hộ dân xây dựng nhà lấn đất của xã, đã được yêu cầu giải phóng mặt bằng nhưng không thực hiện thì giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải phóng mặt bằng
1,495 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải phóng mặt bằng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải phóng mặt bằng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào