Dự án bất động sản được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật? Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Dự án bất động sản được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật?
Về định nghĩa thì theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 02/2022/NĐ-CP có giải thích dự án bất động sản là dự án đầu tư xây dựng công trình được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Theo đó, dự án bất động sản bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng nhà và công trình xây dựng;
- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật.
Dự án bất động sản được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật? Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Trên nguyên tắc được quy định tại Điều 9 Nghị định 02/2022/NĐ-CP và Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định như sau:
Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản.
Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư dự án bất động sản đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng được quy định tại Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện sau đây:
- Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
- Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
- Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
Hồ sơ chuyển nhượng dự án bất động sản gồm những gì?
Hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được quy định tại Điều 10 Nghị định 02/2022/NĐ-CP như sau:
- Hồ sơ của chủ đầu tư đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản bao gồm:
+ Đơn đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản;
+ Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản;
+ Các giấy tờ (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực khi nộp hồ sơ) về dự án bất động sản chuyển nhượng, bao gồm:
++ Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
++ Quyết định phê duyệt dự án;
++ Quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng;
++ Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng của dự án;
++ Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án (đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng);
++ Giấy chứng nhận đối với dự án;
+ Báo cáo quá trình thực hiện dự án bất động sản tính đến thời điểm chuyển nhượng.
- Hồ sơ của bên nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản bao gồm:
+ Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức (bản sao và xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực khi nộp hồ sơ);
+ Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính; chứng minh các nguồn vốn huy động (nếu có) theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhận chuyển nhượng thì phải có giấy tờ chứng minh năng lực tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?