Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi có quy định cụ thể về động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân không? - Câu hỏi của Thanh Vy (Bắc Giang).

Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về đi đều, đứng lại, đổi chân trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân thực hiện như sau:

(1) Động tác đi đều

- Khẩu lệnh: “ĐI ĐỀU, BƯỚC”;

- Động tác: Làm 2 cử động

+ Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 75 cen-ti-mét (cm), đặt gót chân rồi đến cả bàn chân xuống đất, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 60 độ (0), cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20 cen-ti-met (cm) có độ dừng, nắm tay úp xuống, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc túi áo ngực bên trái; đối với cán bộ, chiến sĩ nữ: mép trên cánh tay dưới cao ngang với cúc áo thứ 2 từ trên xuống, cách thân người 20 cen-ti-mét (cm), khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng giữa ngực bên trái; tay trái đánh về sau, cánh tay thẳng, sát thân người, hợp với thân người một góc 45 độ (0) có độ dừng, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng (hình 7a, 7b).

+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75 cen-ti-mét (cm), tay trái đánh ra phía trước như tay phải ở cử động 1, khớp xương thứ 3 ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc áo ngực bên phải; đối với cán bộ, chiến sĩ nữ, khớp xương thứ 3 ngón tay trỏ thẳng đường chít ly ngực áo bên phải; tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1; cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 106 bước trong 1 phút.

Động tác 7

(2) Động tác đứng lại

- Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI, ĐỨNG”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải.

- Động tác: Làm 2 cử động

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước;

+ Cử động 2: Chân phải bước lên ngang với chân trái, về tư thế đứng nghiêm.

(3) Động tác đổi chân trong khi đi

* Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi đi sai với nhịp hô của người chỉ huy hoặc sai với nhịp của nhạc thì phải đổi chân.

* Động tác: Làm 3 cử động

+ Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước;

+ Cử động 2: Chân phải bước lên một bước đệm đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, lấy mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh một bước ngắn, tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về sau có độ dừng;

+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay theo nhịp đi chung của đơn vị.

Động tác đi đều

Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Động tác đi nghiêm, đứng lại, đi đều chuyển thành đi nghiêm chào và ngược lại, thôi chào trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân thực hiện như thế nào?

Theo Điều 22 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định:

Động tác đi nghiêm, đứng lại, đi đều chuyển thành đi nghiêm chào và ngược lại, thôi chào
1. Động tác đi nghiêm
a) Khẩu lệnh: “ĐI NGHIÊM, BƯỚC”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, đầu gối thẳng, bàn chân thẳng hướng tiến và song song với mặt đất, cách mặt đất 30 cen-ti-mét (cm), đặt mạnh cả bàn chân xuống đất, trọng lượng toàn thân dồn vào chân trái, thân trên ở tư thế nghiêm, tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 80 độ (0), cánh tay dưới thành đường thẳng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20 cen-ti-mét (cm) có độ dùng, nắm tay úp xuống, mép dưới của nắm tay cao ngang mép trên của túi áo ngực bên trái, khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ thẳng với cúc áo ngực bên trái; đối với cán bộ, chiến sĩ nữ: mép trên cánh tay dưới cao ngang với cúc áo thứ nhất từ trên xuống, cách thân người 20 cen-ti-mét (cm), khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng giữa ngực bên trái; tay trái đánh về phía sau hết cỡ có độ dừng; cánh tay thẳng sát thân người, hợp với thân người một góc 45 độ (0), lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng (hình 10a, b);
- Cử động 2: Chân phải bước lên một bước, tay trái đánh ra trước, tay phải đánh về sau như cử động 1, khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ thẳng với cúc túi áo ngực bên phải, cứ như vậy chân, tay phối hợp nhịp nhàng thay nhau bước.
Động tác 10
Hình 10: Cử động 1 đi nghiêm đánh tay
a) Nhìn phía trước b) Nhìn bên trái
2. Động tác đứng lại
a) Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI, ĐỨNG”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân trái bước lên một bước;
- Cử động 2: Chân phải bước lên ngang chân trái về tư thế đứng nghiêm.
3. Động tác đi đều chuyển thành đi nghiêm nhìn bên phải (trái) chào
a) Khẩu lệnh: “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân trái;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân phải bước lên, chân trái bước lên bước thứ nhất, đi đều;
- Cử động 2: Chân phải tiếp tục bước lên, chân trái bước lên bước thứ hai, chuyển thành đi nghiêm, khi bàn chân trái vừa chạm đất, đồng thời quay mặt sang phải (trái) 45 độ (0) nhìn vào đối tượng mình chào.
4. Động tác đi nghiêm nhìn bên phải (trái) chào chuyển thành đi đều, thôi chào
a) Khẩu lệnh: “ĐI ĐỀU, BƯỚC”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân trái;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân phải bước lên, chân trái bước lên bước thứ nhất vẫn đi nghiêm;
- Cử động 2: Chân phải tiếp tục bước lên, chân trái bước lên bước thứ hai chuyển thành đi đều, đồng thời quay mặt nhìn thẳng, thôi chào.

Động tác đi đều khi mang công cụ hỗ trợ trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân thực hiện như thế nào?

Tại Điều 46 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định:

Động tác đi đều, đứng lại, giậm chân, đổi chân khi mang công cụ hỗ trợ
1. Khẩu lệnh: “ĐI ĐỀU, BƯỚC” hoặc “GIẬM CHÂN, GIẬM” hoặc “ĐỨNG LẠI, ĐỨNG”;
2. Động tác:
a) Tay phải cầm gậy đánh về phía trước, cánh tay và gậy cao su thành một đường thẳng chếch xuống tạo với thân người một góc 45 độ (0); tay trái cầm lá chắn ép sát thân người;
b) Các cử động khác: Thực hiện theo quy định tại các Điều 19, 20 Thông tư này (Hình 38a, b, c).
Động tác
Hình 38a, b, c: Đi đều, giậm chân

Như vậy, Động tác đi đều khi mang công cụ hỗ trợ trong điều lệnh đội ngũ công an nhân dân được thực hiện như trên.

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến sỹ công an được hưởng chế độ đối với người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngày truyền thống Công an nhân dân được ấn định từ khi nào? Chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng những chế độ phụ cấp, trợ cấp gì?
Pháp luật
Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Đối tượng nào được ưu tiên tuyển chọn vào Công an nhân dân?
Pháp luật
Thông tin địa chỉ liên lạc của Công an huyện Củ Chi? Người giữ chức vụ Trưởng Công an huyện cần đạt cấp bậc hàm tối thiểu nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân năm 2024? Phương thức tuyển sinh như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành? Có được tổ chức cả 3 hình thức trên trong một sự kiện?
Pháp luật
Thông báo tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023? Thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023 là khi nào?
Pháp luật
Lịch thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023? Điều kiện dự thi công an được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đề thi tham khảo đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023 của Bộ Công an? Cách tính điểm thi Công an nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn tuyển sinh công an nhân dân 2024? Tuyển sinh công an nhân dân năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân
42,189 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào