Đóng cửa sân bay Nội Bài do Bão số 1 TALIM? Thời gian đóng cửa tạm thời là khi nào đến khi nào?
Đóng cửa sân bay Nội Bài do Bão số 1 TALIM? Thời gian đóng cửa tạm thời là khi nào?
Ngày 17/7/2023, Cảng vụ Hàng không miền Bắc ra Quyết định 233/QĐ-CVMB năm 2023 Tại đây về việc đóng cửa tạm thời Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do ảnh hưởng của Bão số 1 (bão TALIM).
Theo đó, trước ảnh hưởng của Bão số, Cảng vụ Hàng không miền Bắc quyết định đóng cửa tạm thời sân bay quốc tế Nội Bài.
Cụ thể:
- Tên cảng hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Địa chỉ: Huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội,
- Thời gian đóng cửa tạm thời: từ 11h00 ngày 18/7/2023 đến 20h00 ngày 18/7/2023 (giờ địa phương).
Tuy nhiên, Theo kết luận của Cục trưởng Hàng không Việt Nam tại cuộc họp ngày 18/7, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền bắc đã ra quyết định chấp thuận mở cửa khai thác trở lại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ 15 giờ ngày 18/7 (giờ địa phương).
- Lý do đóng cửa tạm thời: Do ảnh hưởng của Bão số 1 (bão TALIM).
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có trách nhiệm cập nhật và thông báo các nội dung trên đến các hãng hàng không, các cơ quan đơn vị liên quan để phối hợp triển khai thực hiện.
Theo đó, tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm:
- Thông báo tin tức hàng không trong nước và quốc tế phù hợp theo quy định hiện hành.
- Chỉ đạo Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức điều hành bay đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Đóng cửa sân bay Nội Bài do Bão số 1 TALIM? Thời gian đóng cửa tạm thời là khi nào đến khi nào? (Hình từ Internet)
Tình hình bão số 1 hiện nay như thế nào?
Ngày 16/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023 chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023.
Tại Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023 nêu rõ: Bão số 1 (tên quốc tế là TALIM) đang hoạt động ở phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.
Theo dự báo, bão số 1 còn tiếp tục mạnh lên cấp 12-13, giật cấp 15, từ chiều ngày 17 tháng 7 năm 2023 bão có thể sẽ gây gió mạnh trên Vịnh Bắc Bộ.
Sau đó tiếp tục ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền ven biển Bắc Bộ, hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn kéo dài, nhất là tại khu vực phía Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại miền núi, ngập úng cục bộ tại các đô thị và vùng thấp trũng, ven sông, suối.
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ứng phó với bão số 1 năm 2023 ra sao?
Căn cứ theo Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cá nhân, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, tập trung chỉ đạo:
* Bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo:
- Rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
- Rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.
- Chủ động cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
* Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:
- Rà soát, chủ động triển khai sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực nguy cơ bị ngập sâu cửa sông, ven biển.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, nhất là vị trí xung yếu hoặc đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông. Sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy.
- Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
Nhiệm vụ ứng phó với bão mà Thủ tướng giao các đơn vị ban ngành còn lại là gì?
Tại Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan sau thực hiện nội dung phân công gồm:
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
- Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ theo quy định.
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?