Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động được thực hiện theo quy trình mới nhất nào?
Chất thải rắn sinh hoạt được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, theo đó:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
..
11. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
..."
Việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó quy định như sau:
- Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
+ Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
+ Tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định;
+ Hoàn thành việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường, lập hồ sơ và bản giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động.
- Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn.
Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động được thực hiện theo quy trình nào?
Quy định của pháp luật về việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động?
Căn cứ Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, theo đó việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động được quy định như sau:
- Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
+ Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
- Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt:
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún. Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; trồng cỏ và cây xanh;
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp có thể thực hiện đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự quy định tại điểm a khoản này;
+ Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản này;
+ Nội dung chính của báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom khí thải và các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có) theo quy định pháp luật; kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường; báo cáo việc phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong những năm tiếp theo; bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chủ xử lý chất thải có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp theo quy định.
- Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được coi là hoàn thành khi đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Yêu cầu quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;
+ Nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên định bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
- Bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường.
- Trước khi tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ dự án đầu tư tái sử dụng bãi chôn lấp có trách nhiệm sau:
+ Theo dõi biến động của môi trường tại các điểm quan trắc; đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan; kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas, khi nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được tái sử dụng;
+ Thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tiếp tục thực hiện việc xử lý nước rỉ rác, khí thải (nếu có) theo quy định trong thời gian chờ tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?