Đối tượng nào sẽ được ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Đối tượng nào sẽ được ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
>> Xem thêm: Lương công chức, viên chức tăng cụ thể bao nhiêu % từ ngày 1/7/2024
Cải cách tiền lương sẽ tách tiền lương công chức thành nhiều bảng lương từ ngày 1/7/2024
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 7/11/2023, Kỳ họp Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn, trong đó đề cập đến xây dựng tiền lương giáo viên, nhân viên trường học như sau:
Trước mắt cần nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương. Tuy nhiên do tính chất đặc thù nên vẫn còn thấp.
Do đó, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp lương theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán.
Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.
Như vậy, dự kiến lương nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp lương theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán.
Tuy nhiên, ý kiến này vẫn đang được xem xét và quyết định.
Đối tượng nào sẽ được ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Bảng lương giáo viên năm 2024 khi cải cách tiền lương như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ-TW năm 2018 có nêu rõ nếu chi trả lương theo vị trí việc làm thì bảng lương giáo viên năm 2024 sẽ xây dựng như sau:
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Đồng thời theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/10/2023 có nêu rõ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27 của Trung ương từ ngày 01/7/2024, cụ thể:
- Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, từ năm 2025 trở đi, giáo viên sẽ được tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ-TW năm 2018 cũng đề cập nội dung sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, thu nhập sau cải cách tiền lương của giáo viên sẽ đến từ 3 khoản là lương cơ bản, phụ cấp (nếu có) và tiền thưởng (nếu có).
Mục tiêu tổng quát của cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Tại Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ mục tiêu tổng quát của cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:
Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?