Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất dạy học trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023 cần đáp ứng điều kiện gì?
- Điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023?
- Điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023?
- Định hướng nội dung và phát triển chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023?
Điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục VI Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT của chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên như sau:
- Về cán bộ quản lí: Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm GDTX phụ trách Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; được bồi dưỡng, tập huấn về quản lí giáo dục và Chương trình GDTX cấp THPT.
- Về đội ngũ giáo viên
+ Căn cứ quy định của Bộ GDĐT về định mức giáo viên trong các cơ sở GDPT công lập và số lượng người học tại các trung tâm GDTX để bố trí đủ số lượng giáo viên đảm bảo để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình GDTX cấp THPT cho phù hợp.
+ Về số lượng và cơ cấu giáo viên (giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng thỉnh giảng nếu có) bảo đảm để dạy các môn học, hoạt động giáo dục của Chương trình GDTX cấp THPT tối thiểu mỗi môn học có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn và các môn học tự chọn (nếu có). Riêng môn Toán và môn Ngữ văn có ít nhất từ 2 giáo viên cơ hữu trở lên.
+ 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn tương ứng với cấp THPT theo đúng quy định tại Luật Giáo dục 2019.
+ Giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo Chương trình GDPT 2018 cấp THPT và Chương trình GDTX cấp THPT.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất dạy học trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022 cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ internet)
Điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023?
Căn cứ Căn cứ tiểu mục 2 Mục VI Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT của chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học như sau:
- Các địa phương đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT theo các quy định của Bộ GDĐT; bố trí đủ các phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng, hạ tầng kĩ thuật khác;
- Thiết bị dạy học được thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 cùng cấp học ban hành theo quy định tại Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT.
- Chương trình GDTX cấp THPT sử dụng sách giáo khoa các môn học của Chương trình GDPT 2018 do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn để giảng dạy và học tập.
Định hướng nội dung và phát triển chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2022-2023?
Căn cứ Mục IV Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT của chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT định hướng nội dung chương trình giáo dục thường xuyên như sau:
- Chương trình GDTX cấp THPT thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HV thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở các môn học và hoạt động giáo dục.
- Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng lớp học và theo từng môn học, Chương trình GDTX cấp THPT của mỗi môn học bảo đảm trang bị cho HV những nội dung tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HV, đảm bảo cho HV được tiếp cận định hướng nghề nghiệp và góp phần phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Căn cứ Mục VII Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định công tác phát triển chương trình giáo dục thường xuyên như sau:
- Phát triển Chương trình GDTX cấp THPT là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.
- Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình GDTX cấp THPT, các trung tâm GDTX xây dựng kế hoạch giáo dục của trung tâm một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục.
- Trong quá trình thực hiện, Bộ GDĐT tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lí giáo dục, các trung tâm GDTX, cán bộ quản lí, giáo viên, để đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học mới (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).
Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ trong xây dựng mới nhất? Tải về mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ?
- Mẫu bảng kê hàng hóa bán ra? Tải mẫu bảng kê? Phải lập Bảng kê hàng hóa bán ra trong trường hợp nào?
- Diện tích tính tiền thuê đất được tính theo đơn vị nào? Tiền thuê đất có nằm trong khoản thu ngân sách từ đất đai không?
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?