Đổi CMND sang CCCD có cần đổi những thông tin, giấy tờ khác không? Trường hợp nào phải đổi CMND sang CCCD?
Những trường hợp đổi CMND sang CCCD theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định như sau:
Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Theo đó, nếu như CMND hết thời hạn, hư hỏng, thay đổi đặc điểm nhận dạng, thay đổi về họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú,… thì sẽ thực hiện đổi CMND. Nếu như mất CMND thì sẽ thực hiện cấp lại CMND.
Hiện nay, cơ quan nhà nước đã không còn đổi, cấp lại CMND, thay vào đó là chính sách sử dụng CCCD.
Do đó, hiện nay nếu như thuộc một trong những trường hợp phải đổi, cấp lại CMND thì người dân sẽ được đổi chứng minh nhân dân sang CCCD.
Đổi CMND sang CCCD có cần đổi những thông tin, giấy tờ khác không? Trường hợp nào phải đổi CMND sang CCCD?
CCCD sẽ cung cấp những thông tin gì?
Căn cứ vào Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, mặt trước và mặt sau của CCCD sẽ có những nội dung theo quy định nêu trên.
Trường hợp đổi CMND sang CCCD thì có cần thay đổi những thông tin, giấy tờ khác hay không?
- Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng)
Căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định như sau:
Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
…
g) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
Căn cứ vào khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
…
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Theo đó thì việc đổi CMND sang CCCD không thuộc trường hợp phải đăng ký biến động đất đai theo quy định trên.
Tuy nhiên, khi đổi CMND sang CCCD thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xác nhận việc thay đổi thông tin từ CMND sang CCCD trên sổ đỏ, sổ hồng.
- Đối với thông tin đăng ký thuế
Căn cứ vào khoản 3 Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
…
3. Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;
c) Các giấy tờ khác có liên quan.
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế
…
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
Như vậy, số CMND, CCCD là một trong những thành phần hồ sơ đăng ký thuế.
Do đó, khi thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì phải thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Nếu không thông báo sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đến 7 triệu đồng.
- Đối với sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
…
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
Theo như quy định nêu trên thì trường hợp đổi CMND sang CCCD không thuộc trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
- khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017
- Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- khoản 3 Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019
- khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013
- khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
- điểm g khoản 1 Điêu 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
- Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014
- Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?