Doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử có thể tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử không?
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
- Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
Nội dung chứng từ khấu trừ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của chứng từ khấu trừ thuế như sau:
“Điều 32. Nội dung chứng từ
1. Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:
a) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
d) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
đ) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;
e) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
g) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.”
Theo đó, chứng từ khấu trừ thuế sẽ bao gồm 7 nội dung và bao gồm:
- Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử có thể tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử không? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử có thể tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục I Thông báo của Tổng cục thuế về việc sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và biên lai điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn về chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân như sau:
“I. Về chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến CQT mà có thể tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
(tham khảo mẫu 03/TNCN tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
Chứng từ điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
(quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:
a) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
d) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
đ) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;
e) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
g) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
(quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)”
Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến CQT mà có thể tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?