Doanh nghiệp nội địa khai và nộp bổ sung thuế GTGT cho hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu thì có bị xử phạt không?
Đối tượng nào phải chịu thuế GTGT?
Đối với quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định cụ thể như sau:
Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định cụ thể như sau:
Đối tượng không chịu thuế
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Theo đó, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu không đủ điều kiện để được áp dụng chính sách không chịu thuế GTGT như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, nhập khẩu từ khu phi thuế quan.
Doanh nghiệp nội địa khai và nộp bổ sung thuế GTGT cho hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu thì có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Quy định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể như sau:
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Doanh nghiệp nội địa khai và nộp bổ sung thuế GTGT cho hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu thì có bị xử phạt không?
Công văn 3278/TCHQ-PC năm 2022 giải đáp vướng mắc trên cụ thể như sau:
Việc khai bổ sung và nộp thuế GTGT đối với các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ trong trường hợp này không thuộc trường hợp quy định không xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Yêu cầu đơn vị căn cứ các văn bản dẫn trên và hồ sơ vụ việc cụ thể để xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, Điều 9, điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?