Doanh nghiệp nhà nước phải công khai những thông tin nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Doanh nghiệp nhà nước phải công khai những thông tin nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ Điều 64 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai bao gồm:
- Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong nội bộ doanh nghiệp các nội dung sau đây:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan;
+ Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;
+ Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia;
+ Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
+ Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết kiến nghị, phản ánh liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;
+ Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
+ Các nội dung khác về thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai các thông tin về việc bảo đảm đạo đức, văn hóa kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước phải công khai những thông tin nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở? (Hình từ Internet)
Hình thức để doanh nghiệp nhà nước phải công khai thông tin trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Niêm yết thông tin;
b) Thông báo tại hội nghị người lao động; tại hội nghị đối thoại giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động tại cơ sở (nếu có); tại các cuộc họp, giao ban của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
c) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động;
d) Thông qua người phụ trách các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp để thông báo đến người lao động;
đ) Thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) để thông báo đến người lao động;
e) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
g) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và được sự thống nhất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có);
h) Các hình thức chuyển tải thông tin khác không vi phạm quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Theo đó, hình thức để doanh nghiệp nhà nước phải công khai thông tin trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là:
- Niêm yết thông tin;
- Thông báo tại hội nghị người lao động; tại hội nghị đối thoại giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động tại cơ sở (nếu có); tại các cuộc họp, giao ban của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
- Thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động;
- Thông qua người phụ trách các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp để thông báo đến người lao động;
- Thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) để thông báo đến người lao động;
- Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và được sự thống nhất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có);
- Các hình thức chuyển tải thông tin khác không vi phạm quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Thời gian công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện dân chủ ở cơ sở là khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước
...
2. Nội dung thông tin quy định tại Điều 64 của Luật này phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, việc công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện dân chủ ở cơ sở là chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?
- 15 lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 3 miền ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ?
- Nghị định 08 2025 quy định việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Nghị định 08 2025 có hiệu lực khi nào?
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?