Doanh nghiệp bảo hiểm có được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính không?
- Hồ sơ thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp bao gồm những gì?
- Thủ tục thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp như thế nào?
- Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm có được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính
Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
Doanh nghiệp bảo hiểm có được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính không?
Hồ sơ thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp bao gồm:
- Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tục thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
....
Theo đó, thủ tục thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;
b) Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;
đ) Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;
e) Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ.
Theo đó, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?