Độ tuổi của bố và mẹ có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ hay không?

Tôi muốn hỏi độ tuổi của bố và mẹ có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không? - câu hỏi của chị Việt Hà (Đơn Dương)

Độ tuổi của bố và mẹ có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Căn cứ theo Mục 6 Tài liệu 1 Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em, được Bộ Y tế công bố hôm 31/1 được ban hành kèm theo Quyết định 359/QĐ-BYT năm 2023 có thống kê một số nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ em như sau:


Trong đó, ở nguyên nhân trước sinh có đề cập đến độ tuổi của bố và mẹ là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ.

Cụ thể: Tuổi của mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi là một trong những nguy cơ sinh con bị khuyết tật.

Ngoài ra, nguyên nhân trước sinh còn có những trường hợp như:

- Bệnh của mẹ khi mang thai (vi rút, bệnh giáp trạng, ngộ độc thai, tiểu đường, chấn thương…).

- Mẹ phơi nhiễm môi trường độc hại khi mang thai:

+ Các kim loại nặng

+ Chất độc dùng trong nông nghiệp, thực phẩm - Các loại thuốc - Các chất khích thích: Rượu, ma túy..

- Dinh dưỡng bà mẹ

- Nhiễn trùng

- Bất thường Nhiễm sắc thể, Gen, chất liệu di truyền thai nhi.

Hiện Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật trong độ tuổi 0-17, tỷ lệ 3,1%. Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ là vận động và ngôn ngữ. Trong đó, nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ là khuyết tật bẩm sinh (chiếm khoảng 55-65%), còn lại là bệnh tật.

Độ tuổi của bố và mẹ có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Độ tuổi của bố và mẹ có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Ảnh hưởng của khuyết tật đối với trẻ em và gia đình như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tài liệu 1 Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em, được Bộ Y tế công bố hôm 31/1 được ban hành kèm theo Quyết định 359/QĐ-BYT năm 2023 có đề cập đến ảnh hưởng của khuyết tật đối với trẻ và gia đình như sau:

Đối với bản thân trẻ khuyết tật

- Vấn đề về sức khỏe: Trên thế giới tỷ lệ trẻ khuyết tật bị suy dinh dưỡng nặng do ăn uống khó khăn và bị bỏ đói. Vì vậy, đa số trẻ khuyết tật nặng chết trước 20 tuổi, tỷ lệ trẻ khuyết tật bị mắc bệnh hiểm nghèo rất cao.

- Vấn đề về chăm sóc: Gia đình trẻ khuyết tật nghèo thường bỏ đói, ít quan tâm chăm sóc trẻ khuyết tật.

- Vấn đề về giáo dục và PHCN: Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội (2010): >71% trẻ khuyết tật không được đi học. >80% trẻ khuyết tật không được PHCN, tỷ lệ trẻ được học nghề và sau này khi trưởng thành có công ăn việc làm thấp, ít có cơ hội lập gia đình, bị xã hội coi thường, không quan tâm đến nhu cầu, bị xa lánh, tách biệt và đối xử bất bình đẳng.

- Vấn đề về tâm lý: Trẻ khuyết tật thường tự ty về tình trạng khuyết tật của mình, về việc không được đối xử bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội.

Đối với gia đình trẻ khuyết tật

- Vấn đề về tâm lý: Theo báo cáo của UNICEF về trẻ em và khuyết tật tại các nước Trung và Đông Âu và các nước vùng Ban Tích cho thấy hiện diện của một trẻ khuyết tật thường gây ra tình trạng căng thẳng cho cả gia đình, đặc biệt là người mẹ.

- Vấn đề về kinh tế: Vấn đề số một của cha mẹ là mất cơ hội có việc làm, nhiều bậc cha mẹ phải ở nhà để chăm sóc đứa con khuyết tật và vì thế họ không có đủ tiền để hỗ trợ thêm cho gia đình.

- Vấn đề xã hội: Gia đình có trẻ khuyết tật cũng gặp phải vấn đề về sự cô lập hay tách biệt do thành kiến của cộng đồng và những khó khăn về tài chính. Anh chị em ruột của trẻ cũng phải đương đầu với sự kỳ thị của bạn bè, sự phân biệt đối xử của hàng xóm.

Phân dạng khuyết tật như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010, phân loại có 6 dạng khuyết tật sau 4

- Khuyết tật vận động;

- Khuyết tật nghe, nói;

- Khuyết tật nhìn;

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

- Khuyết tật trí tuệ;

- Khuyết tật khác.

Đồng thời căn cứ theo Điều 2 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định định nghĩa của các loại khuyết tật trên như sau:

- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với nhữnglời nói, hành động bất thường.

- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,623 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào