Định mức số lượng người làm việc trong trường mầm non công lập từ ngày 16/12/2023 như thế nào?
- Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
- Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trường mầm non công lập như thế nào?
- Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trường mầm non công lập như thế nào?
- Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trường mầm non công lập như thế nào?
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong trường mầm non công lập như sau:
- Hiệu trưởng: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí 01 hiệu trưởng.
- Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP
Định mức số lượng người làm việc trong trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như thế nào? (Hình từ Internet)
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trường mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trường mầm non công lập như sau:
- Giáo viên mầm non:
(1) Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
(2) Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
(3) Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại (1) (2)
Hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định tại (1) (2) còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau:
Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên;
(4) Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định tại (1) (2)
Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định (1) (2) thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
- Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
+ Đối với cơ sở giáo dục mầm non có trẻ khuyết tật học hòa nhập:
Cơ sở giáo dục có dưới 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; cơ sở giáo dục có từ 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người.
Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tính giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không có quá 02 trẻ khuyết tật học hòa nhập;
+ Trường hợp không bố trí được biên chế để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thì bố trí hợp đồng lao động hoặc giáo viên kiêm nhiệm.
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trường mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trường mầm non công lập như sau:
- Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non có từ 5 điểm trường trở lên hoặc có từ 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên thì bố trí 03 người để thực hiện nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.
- Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm phù hợp.
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trường mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trường mầm non công lập như sau:
- Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
- Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ em. Căn cứ số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.
- Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?