Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý năm 2023 tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra sao?
- Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
- Giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có định mức giờ chuẩn giảng dạy ra sao?
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng những chính sách gì?
Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
Căn cứ Thông tư 3/2023/TT-BNV hướng dẫn một số quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tại đây.
Tại Điều 14 Thông tư 3/2023/TT-BNV có quy định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
4. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư này.
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy theo quy định trên thì định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định như sau:
- Đối với Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
- Đối với Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
- Đối với Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
- Đối với Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý năm 2023 tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra sao?
Giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có định mức giờ chuẩn giảng dạy ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 3/2023/TT-BNV, giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể thực hiện giảng dạy theo khung định mức giờ chuẩn sau:
Chức danh | Tỷ lệ % định mức giờ chuẩn |
Phó Bí thư chi đoàn | 85% - 90% |
Phó Bí thư đảng ủy, Phó Chủ tịch công đoàn, Trưởng Ban thanh tra nhân dân, Trưởng Ban nữ công, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư chi đoàn, Tổ trưởng Thanh tra đào tạo, bồi dưỡng và các chức danh tương đương | 60% - 65% |
Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn | 55% - 60% |
Phó Trưởng khoa và tương đương | 80% - 85% |
Trưởng khoa và tương đương | 75% - 80% |
Phó Trưởng phòng và tương đương | 30% - 35% |
Trưởng phòng và tương đương | 25% - 30% |
Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng | 20% - 25% |
Giám đốc, Hiệu trưởng | 15% - 20% |
Trong đó:
- Người được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mà không giữ một trong các chức danh nghề nghiệp giảng viên thì không thực hiện định mức giờ chuẩn nêu trên.
- Giảng viên nếu giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm nhiều công tác thì chỉ được áp dụng định mức giờ chuẩn giảng dạy thấp nhất tương ứng.
- Giảng viên công tác tại các phòng chức năng của nhà trường mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm công tác khác thì định mức giảng dạy là 40% định mức giờ chuẩn của hạng giảng viên đang giữ.
Giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng những chính sách gì?
Chính sách đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 23 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:
Chính sách đối với giảng viên
1. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp giảng dạy, được trả lương dạy thêm giờ và các chính sách, chế độ khác của giảng viên cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư và được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các chính sách nêu trên.
Thông tư 3/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?